1. Giải pháp mới giúp chống gian lận trong y tế
Trước những thách thức về an ninh mạng ngày càng gia tăng, các tổ chức y tế đã bắt đầu triển khai các giải pháp dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nâng cao hiệu quả bảo mật và bảo vệ thông tin nhạy cảm của bệnh nhân, khách hàng.
Một trong những ứng dụng chính của AI trong bảo mật y tế là khả năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Các hệ thống AI được thiết kế để liên tục phân tích lượng dữ liệu khổng lồ từ các hệ thống y tế, từ đó nhận diện các mô hình và hành vi bất thường. Những dấu hiệu bất thường này có thể là cảnh báo sớm về một cuộc tấn công mạng tiềm ẩn.
Vào tháng 5-2024, Ascension, một trong những hệ thống chăm sóc sức khỏe lớn nhất Hoa Kỳ đã bị tấn công mạng, ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khỏe tại 140 bệnh viện.
Cuộc tấn công đã tác động đến hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử, điện thoại và các hệ thống được sử dụng để đặt hàng xét nghiệm, quy trình và thuốc, khiến công ty phải ngừng hoạt động một số thiết bị
Điều này cho thấy việc tăng cường bảo mật hệ thống trong y tế là rất quan trọng. Vừa qua, Buymed, nền tảng TMĐT chăm sóc sức khỏe tại Đông Nam Á đã bắt tay hợp tác với Shield, nền tảng phân tích rủi ro trên các thiết bị dựa vào AI.
Bằng cách tận dụng giải pháp Device Intelligence của Shield, Buymed đã loại bỏ thành công danh sách các tài khoản và sản phẩm giả mạo, tăng khả năng phát hiện những người dùng sử dụng nhiều tài khoản lên tới 190% và đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa y tế chất lượng cao không bị gián đoạn.
Ông Hoàng Nguyễn, Giám đốc điều hành của Buymed cho biết: “Việc bảo vệ chất lượng và nguồn cung của dược phẩm đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Buymed, giúp chúng tôi có thể tự tin mở rộng sang các thị trường mới."
Không chỉ dừng lại ở việc phát hiện, hệ thống AI có khả năng xác thực người dùng một cách chính xác và quản lý quyền truy cập dữ liệu hiệu quả. Nhờ đó, thông tin bệnh nhân chỉ có thể được truy cập bởi những người có thẩm quyền, đảm bảo rằng dữ liệu nhạy cảm không bị rò rỉ hoặc xâm phạm.
Áp dụng AI vào chiến lược marketing là một yếu tố 'sống còn' của doanh nghiệp
(PLO)- Trong một thế giới mà cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc áp dụng AI vào chiến lược marketing không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yếu tố sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
2. Ransomware Qilin đánh cắp thông tin đăng nhập trên Google Chrome
Vừa qua, các nhà nghiên cứu tại Sophos X-Ops đã phát hiện ra chiến thuật tấn công mới của nhóm ransomware Qilin khét tiếng, có thể đánh cắp thông tin đăng nhập trên Google Chrome.
Nghiên cứu an ninh mạng gần đây chỉ ra rằng một người dùng Internet trung bình lưu trữ khoảng 87 mật khẩu liên quan đến công việc, và nhiều mật khẩu cá nhân hơn trong trình duyệt.
Bằng cách truy cập vào thông tin đăng nhập đã lưu trữ, nhóm ransomware Qilin có thể mở rộng đáng kể phạm vi tiếp cận. Một người dùng bị xâm phạm có thể dẫn nhóm này đến một số nền tảng của bên thứ ba và xâm phạm hệ thống phòng thủ của họ bằng thông tin đăng nhập.
Theo các nhà nghiên cứu, một trong những cách để hạn chế bị rò rỉ thông tin là ngừng lưu trữ mật khẩu trong trình duyệt web, thay vào đó, hãy sử dụng các phần mềm của bên thứ ba. Đồng thời kích hoạt tính năng xác thực hai yếu tố (2FA) và sử dụng VPN (mạng riêng ảo) bất cứ khi nào có thể.
3. Vì sao Trung Quốc chi mạnh tay mua chip Samsung?
Theo dữ liệu từ Samsung Electronics và SK Hynix, hai gã khổng lồ về chip nhớ, Trung Quốc đã tăng đáng kể việc nhập khẩu chip Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2024.
Trong kết quả tài chính nửa đầu năm của Samsung vừa được công bố tuần trước, công ty cho biết doanh thu từ Trung Quốc đã tăng 82% so với cùng kỳ lên 32,35 ngàn tỷ won (24,1 tỷ USD) trong sáu tháng đầu năm.
Tương tự, một nhà sản xuất chip khác là SK Hynix cũng báo cáo doanh số bán hàng tại Trung Quốc tăng vọt, với doanh thu tăng 122% lên 8,6 nghìn tỷ won, chiếm 30% trong tổng doanh thu 28,8 nghìn tỷ won trong nửa đầu năm.
Doanh số bán hàng tăng vọt diễn ra trong bối cảnh có đồn đoán rằng Washington có thể hạn chế hơn nữa khả năng tiếp cận của Trung Quốc với chip tiên tiến và các công nghệ khác từ Mỹ và các đồng minh. Theo các nhà phân tích, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang chịu áp lực phải dự trữ một số sản phẩm trước khi các hạn chế mới được công bố.
Công ty nghiên cứu Đài Loan TrendForce cho biết trong một ghi chú hôm thứ Sáu: “Doanh thu tăng vọt ở Trung Quốc phản ánh tin đồn rằng Mỹ đang cân nhắc các biện pháp mới nhằm hạn chế quyền truy cập của Trung Quốc vào bộ nhớ AI”.
Theo TrendForce, nỗi lo về các hạn chế xuất khẩu bổ sung có thể thúc đẩy việc mua chip ở nước ngoài ngày càng tăng, đặc biệt là chip dùng cho trí tuệ nhân tạo (AI).
2 mẫu điện thoại Samsung tầm trung vừa được bổ sung các tính năng AI
(PLO)- Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã bắt đầu bổ sung các tính năng AI cho một số mẫu điện thoại Samsung tầm trung.