Ma trận smartphone giá rẻ

Tuy nhiên, cũng như những sản phẩm nhái từ Trung Quốc, thực sự giá tiền lại đi đôi với chất lượng.

Đơn cử như chiếc iPhone 5C được bán giá chỉ với 2,5 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng đang gây sốt. Theo đánh giá của một vài thành viên trên diễn đàn MobileWorld, các sản phẩm iPhone 5C giá rẻ thực chất chính là các sản phẩm bản khóa mạng từ Nhật. Xuất thân iPhone 5C này chính là những sản phẩm được người dùng “tuồn ra” sau khi đăng ký chương trình tặng miễn phí sản phẩm nhưng phải sử dụng dịch vụ của nhà mạng.

Những chiếc iPhone 5C giá siêu rẻđang gây st trên thtrường.

Điểm lưu ý ở sản phẩm iPhone 5C khóa mạng chính là việc người dùng phải sử dụng “SIM ghép”. Tức phải dùng một SIM ghép để qua mặt thiết bị và truy cập vào bên trong. Cho đến thời điểm hiện nay chưa có bất cứ một đơn vị kinh doanh nào xác nhận mở mạng iPhone 5C phiên bản Nhật thành một phiên bản quốc tế. Và điều thực tế là các máy sử dụng SIM ghép sẽ bị vô hiệu hóa hàng loạt ứng dụng, thậm chí việc nhận tin nhắn cũng hết sức vất vả vì máy không nhận dạng được tên người nhắn.

Đặc biệt là sau một thời gian sử dụng thiết bị sẽ trở nên ì ạch và chậm đi, việc khôi phục lại mặc định trên iPhone là hết sức cần thiết. Điều này vô hình trung cũng sẽ làm SIM ghép không hoạt động được nữa. Lúc này chiếc iPhone 5C của bạn sẽ trở thành “cục gạch”.

Không chỉ với iPhone, nhiều dòng sản phẩm xách tay của các hãng khác HTC, Samsung, LG… xuất xứ từ Nhật phiên bản khóa mạng cũng thường gặp những trường hợp tương tự. Thế nên khi mua một chiếc smartphone xách tay bản khóa mạng, người tiêu dùng cần kiểm tra sản phẩm đã được bẻ khóa thành quốc tế hay chưa, nếu chưa thì nên cẩn trọng khi lựa chọn mua sản phẩm.

TRẦN LÂM

Đọc thêm