1) Mẫu người “tự sướng”
Facebook là nơi để mọi người kết nối, tán gẫu và chia sẻ với nhau đủ mọi thứ trên trời dưới đất, thêm vào đó, đây cũng là địa điểm rất lý tưởng để thể hiện thói khoe khoang hay phô trương mọi thứ trong cuộc sống. Đối với mẫu người này, thế giới chỉ xoay quanh họ, và họ luôn là người đầu tiên “Like” bài viết của chính mình.
2) Kiểm soát con cái trên Facebook
Vào một ngày đẹp trời nào đó, bỗng nhiên bạn thấy tài khoản Facebook của cha/mẹ vào Like bài viết của minh, như thể họ đang nói rằng “đã thấy điều mà bạn viết và chúng ta sẽ trò chuyện sau,” mọi quan điểm cũng như câu trả lời của bạn lúc này sẽ được đánh giá là người chưa trưởng thành. Điều này khiến cho không gian cá nhân trên Facebook trở nên ngột ngạt hơn.
3) Các nhà lý luận, anh hùng bàn phím
Theo tờ Time, những người dùng có dấu hiệu này rất thường hay cập nhật trạng thái, chia sẻ bình luận trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter. Bởi ở đây, họ không cần sống thật với bản thân và ít nhất vẫn có thể giữ cho mình một lớp vỏ bọc. Nhiều người cho rằng Facebook là mạng xã hội ảo, những con người ảo, những cảm xúc ảo nên những lời mà họ nói ra đều không mang trách nhiệm trong đó sau khi đã nhấn nút Enter.
4) Mẫu người hay “kêu ca”
Đây là mẫu người rất thường thấy trên Facebook, nếu lâu lâu chia sẻ tâm trạng không vui thì không sao, nhưng ngày nào lên Facebook bạn cũng thấy cảnh tượng người đó than vãn, kêu ca “Ôi tình yêu là gì? Khi yêu tại sao không chịu giữ nhau, bla..bla…” thì thực sự rất là nản. Nhiều người nghĩ rằng Facebook là cái nơi muốn chia sẻ hay kêu ca kiểu gì cũng được, nhưng cần phải nhớ rằng cái gì quá thì cũng không tốt, nếu thực sự quá buồn, hãy tìm bạn bè ở ngoài để tâm sự hoặc đăng bài viết ở chế độ Only Me (Chỉ mình tôi).
5) Kiểu người nói nửa chừng
Khi muốn được người khác khen hoặc quan tâm đến mình, có khá nhiều người thường hay viết những dòng trạng thái rất mơ hồ và vô nghĩa chẳng hạn như: “Tôi bị sốc”, “Vậy là tiêu mùa đậu phộng rồi…”, để hi vọng rằng bạn bè của họ sẽ đặt câu hỏi để biết được vấn đề đó là gì, theo một bài nghiên cứu của Dave trong năm 2012. Có rất nhiều lý do cho việc này, đơn giản như có lẽ lúc đó họ đang cô đơn, chán nản và không biết trò chuyện cùng ai.
Vậy còn bạn, bạn là mẫu người nào trên đây ;)