Nhưng việc chọn lựa, đâu mới là vũ khí chủ chốt, đâu mới là kênh đầu tư chủ lực cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp là một bài toán không dễ có đáp án.
Thế mạnh của Social Media so với SEO
Tính lan tỏa của những cú “like”
Số liệu thống kê từ Econsultancy, 75% số người trong độ tuổi từ 18-26 sử dụng các gợi ý và đánh giá trên mạng xã hội trước khi mua một món hàng nào đó.
Một điều rất có lợi cho thương hiệu của doanh nghiệp trên mạng xã hội là các hoạt động tương tác như like hay share hoặc tag. Khi một khách hàng cảm thấy hài lòng về sản phẩm và thực hiện một trong những hành động nói trên, ngay lập tức thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được lan tỏa (viral) trong cộng đồng bạn bè của khách hàng đó, tạo ra hiệu ứng nhận diện rất mạnh mẽ.
Xử lý khủng hoảng ngay lập tức
Social Media là một kênh rất mạnh trong việc giúp doanh nghiệp kiểm soát các ý kiến phản hồi tiêu cực, nắm bắt các luồng thông tin xấu và xử lý nguy cơ khủng hoảng truyền thông sớm nhất có thể. Không có gì lan tỏa nhanh hơn “Con ruồi trong chai nước ngọt” trên Facebook – đây chính là một ví dụ điển hình.
SEO vượt trội hơn Social ở điểm nào?
Các kênh tìm kiếm mang lại nhiều khách hàng
Hãy cứ nghĩ tới thói quen mua hàng của chính bản thân mỗi chúng ta: từ một chiếc xe máy cho tới tủ lạnh hay laptop… tất cả hầu như đều bắt đầu từ hành vi “gõ từ khóa lên trang tìm kiếm” (Google, Yahoo hay Bing).
Nói một cách đơn giản, nếu doanh nghiệp muốn mình được khách hàng biết tới sớm hơn đối thủ cạnh tranh, cách nhanh và mạnh nhất chính là leo lên top kết quả của các công cụ tìm kiếm.
Nắm bắt được xu hướng của khách hàng
Theo ông Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc Dự án Công ty SC (SEO Company), một doanh nghiệp rất thành công trong lĩnh vực SEO và Marketing tổng thể ở Việt Nam chia sẻ: “Với các công cụ mạnh mẽ như Keyword Planner, Google Trends và đội ngũ chuyên gia SEO có chuyên môn tốt, việc tổng hợp và phân tích được xu hướng tìm kiếm của khách hàng thông qua các “từ khóa” rất dễ dàng. Nắm bắt được xu hướng này, doanh nghiệp có thể chuyển mình sao cho phù hợp và tiếp cận nhanh chóng nhất tới khách hàng mục tiêu của mình”.
Đầu tư lâu dài, tiết kiệm chi phí
Làm SEO là một quá trình dài hơi và công phu. Trong quá trình này, website của doanh nghiệp từng bước sẽ được tối ưu hóa, trở nên tốt hơn, hoàn chỉnh hơn và dễ được “tìm thấy” hơn trên các công cụ tìm kiếm. Về lâu dài, SEO tỏ ra hiệu quả hơn về mặt chi phí so với Social Media cũng như rất nhiều công cụ Digital Marketing khác.
Bài toán cân bằng
Tất cả những yếu tố được phân tích ở trên không nhằm nói rằng SEO và Social Media là hai công cụ tách rời. Ngược lại, với những điểm mạnh riêng của từng món “vũ khí”, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kết hợp nhuần nhuyễn để nâng cao hiệu quả tổng thể của chiến dịch Marketing.
Đầu tư cho SEO và Social Media như thế nào cho hợp lý trong giai đoạn mà thị trường Internet đang có nhiều biến động quá nhanh như hiện nay, sẽ là thách thức đồng thời cũng là cơ hội lớn các doanh nghiệp. Và rõ ràng rằng, ai sớm đưa ra được đáp án chính xác cho bài toán khó này mới có thể làm chủ cuộc chơi.