Tuyến cáp ngầm Asia-Pacific Gateway (APG) có chiều dài khoảng 10.900 km, có tốc độ truyền tải lên đến 100 Gb/s, công suất tối đa 54 Tb/s, gấp khoảng 20 lần so với tuyến cáp quang AAG hiện tại (2,88 Tb/s).
APG sẽ đi qua các quốc gia gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Shunichiro Tejima, Phó Chủ tịch và Trưởng đơn vị kinh doanh viễn thông tại NEC cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều tập đoàn khác cùng hợp tác để hỗ trợ kỹ thuật trong việc hoạt động và bảo trì tuyến cáp ngầm APG.”
NEC là một trong những nhà cung cấp hệ thống cáp ngầm hàng đầu thế giới với hơn 40 năm kinh nghiệm. Hiện công ty đã thi công được hơn 250.000 km cáp ngầm, tương đương với sáu chuyến đi vòng quanh Trái đất.
Tuyến cáp quang APG sau khi hoàn tất sẽ giúp tăng tốc độ truy cập Internet đi quốc tế tăng 20 lần. Ảnh: NEC
Xem thêm: Cách vào Facebook hoặc Gmail khi bị đứt cáp - Việc đứt cáp quang AAG liên tục đã trở thành "ác mộng" đối với nhiều người dùng khi họ không thể truy cập vào Gmail và Facebook để xử lý công việc.
Sau khi đi vào hoạt động, tuyến cáp quang APG sẽ giúp kết nối Internet tại Việt Nam đi quốc tế được cải thiện đáng kể, giảm bớt sự phụ thuộc vào tuyến cáp AAG hiện tại.
Hiện tại, VNPT đã phối hợp với các đối tác khác mở rộng dung lượng tuyến SMW3 (SEA-ME-WE 3); đầu tư xây dựng mới tuyến AAE1, có tổng chiều dài 25.000 km, nối từ Việt Nam và các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi. Dự kiến tháng 3-2017 tuyến này sẽ được đưa vào khai thác.
Phía Viettel cũng đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào tuyến cáp quang APG và AAE1 nối các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi.
Hai tuyến cáp mới này dự kiến sẽ hoạt động trong thời gian tới. Khi đó, Viettel sẽ có năm hướng kết nối quốc tế (IA, AAG, tuyến cáp trên đất liên qua Trung Quốc, APG và AAE1), đảm bảo hệ thống dự phòng cho tất cả sự cố ở bất kỳ hướng nào.
Tương tự, đại diện của FPT Telecom cho biết cũng đang tiến hành đầu tư vào tuyến cáp quang APG.
Xem thêm: Thủ thuật truy cập mạng nhanh hơn khi bị 'đứt cáp' - Do ảnh hưởng của cơn bão số 2 (Nida), chiều 2-8, tuyến cáp quang biển AAG lại tiếp tục bị đứt gần phân đoạn ở Hong Kong làm ảnh hưởng đến truy cập của người dùng đi quốc tế.