Cuộc đua của các hãng chuyển phát nhanh 'nóng' hơn bao giờ hết

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Sự phát triển của thị trường thương mại điện tử những năm gần đây và nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng Việt đã kéo theo cuộc đua của các doanh nghiệp chuyển phát nhanh trong nước.

Nền kinh tế số Việt Nam đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng 38%, cao hơn mức trung bình 33%/năm của cả khu vực Đông Nam Á tính từ năm 2015 đến nay.

Trong bối cảnh đó, sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới thương mại điện tử (TMĐT) mang đến cơ hội đầy tiềm năng, nhưng cũng tiềm ẩn hàng loạt thách thức cho các doanh nghiệp chuyển phát nhanh tại Việt Nam.

Báo cáo “Việt Nam: Thương mại điện tử (TMĐT) tăng tốc sau COVID-19” của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của TMĐT trong năm 2021 vừa qua.

Để số lượng đơn hàng khổng lồ được xử lý mỗi ngày luôn song hành với chất lượng, nhiều doanh nghiệp trên thị trường bắt đầu ứng dụng công nghệ 4.0 vào các dịch vụ, tiêu biểu có thể kể đến dịch vụ vận tải với chuỗi cung ứng IoT (Mạng lưới vạn vật kết nối Internet), công nghệ bản sao kỹ thuật số (Digital Twins), dịch vụ kho bãi thông minh hay kho hàng tự động…

trung-tam-trung-chuyen-hang-hoa-tai-cu-chi

Mới đây, J&T Express đã ra mắt Trung tâm trung chuyển (TTTC) tại Củ Chi, đặt dấu mốc mới cho 4 năm xây dựng và phát triển tại Việt Nam.

Việc ứng dụng công nghệ vào dây chuyền quản lý, vận hành sẽ giúp nâng cao tốc độ xử lý, đồng thời giảm thiểu sai sót so với hình thức xử lý thủ công trước đây. Với hiệu suất xử lý hàng hóa ở mức 4-5 phút cho một kiện hàng nhỏ, theo ước tính, mỗi ngày TTTC mới có thể xử lý lên tới hơn 2 triệu kiện hàng lớn nhỏ các loại.

Ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express cho biết: “Trung tâm trung chuyển mới tại Củ Chi là viên gạch nền móng vững chắc, góp phần giúp J&T Express thực hiện mục tiêu trở thành thương hiệu chuyển phát nhanh uy tín”.

Đọc thêm