Trường Đại học Quốc gia Singapore cho biết tội phạm mạng đang tấn công máy tính bằng cách nhúng mã độc trong các phần mềm giả mạo và các kênh trực tuyến cung cấp những phần mềm này.
100% các trang web cung cấp những đường link tải miễn phí phần mềm giả mạo sẽ phơi nhiễm người dùng trước rất nhiều hiểm họa bảo mật, bao gồm cả những quảng cáo với các chương trình mã độc. 92% máy tính mới, cài đặt các phần mềm không chính hãng cũng bị nhiễm các mã độc nguy hiểm.
Giả mạo phần mềm đã được ghi nhận là vấn nạn toàn cầu và cứ 5 máy tính tại Châu Á - Thái Bình Dương thì có 3 là cài phần mềm không chính hãng trong năm 2016. Nghiên cứu mới phân tích trên 90 máy tính và máy tính xách tay mới cùng hơn 165 đĩa CD/DVD có phần mềm giả mạo. Mẫu vật được nhặt ngẫu nhiên từ các cửa hàng bán phần mềm lậu khắp các quốc gia châu Á bao gồm Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Sri Lanka, Bangladesh, Hàn quốc và Philippines.
Tổng hợp sự xuất phát của các phần mềm tiềm ẩn mã độc:
- Mỏ mã độc: Tải về và cài đặt phần mềm từ internet cụ thể các trang web cung cấp phần mềm có cửa sổ pop-up đều có những quảng cáo vô cùng đáng ngờ. Rất nhiều những cửa sổ này đều bao gồm những đường link kết nối mã độc khi vô tình nhấp chuột hoặc hiển thị nội dung xấu, khiêu dâm.
- Máy tính mới cài phần mềm giả mạo - không sử dụng không có nghĩa là không bị nhiễm mã độc.
- Các phần mềm giả mạo trong DVD/CD: Nguồn nhiễm mã độc cổ điển và hiệu quả trong 165 DVD và CD mẫu mua phục vụ cho nghiên cứu này, cứ 5 chiếc thì 3 chiếc chứa mã độc (61%).
Báo cáo tìm ra gần 200 loại mã độc trong các mẫu vật. Trong số chúng, Trojans là hình thái phổ biến với các hiểm họa mạng, với tổng cộng 79 loại Trojans khác biệt. Chúng cũng chiếm 51% tổng số phần mềm độc hại được nhúng trong phần mềm giả mạo tải về. Ngoài ra, rất nhiều các sâu, virus và droppers, được tạo ra để ăn cắp thông tin và kiểm soát các máy chủ.