Nguồn: ZDNet
Một vụ tấn công vừa xảy ra hôm đầu tuần chính là minh chứng rõ ràng cho nhận định này. Nó đã khai thác cách thức đó hiệu quả tới mức gần như tất cả các phần mềm diệt virus hiện hành đều để lọt và không phát hiện ra.
Cơ chế vận hành của malware này y hệt như của các ứng dụng diệt virus: cắm thẳng vào Windows và nguỵ trang như mọi phần mềm vô hại khác. Nó đánh lừa Windows bằng cách gửi đi các mã mẫu tới cho hệ điều hành, một đoạn mã hoàn toàn "lành tính", tử tế và sạch sẽ. Mãi đến những phần trăm giây cuối cùng, nó mới tống mã độc vào và kích hoạt chỉ trong tích tắc.
Nếu như phần mềm diệt virus sử dụng phương phác tương tác truyền thống với Windows, một hệ thống có tên SSDT, thì nó sẽ hoàn toàn yếu đuối trước kiểu tấn công mới. Vấn đề là tất cả các phần mềm bảo mật đang có trên thị trường đều sử dụng SSDT. Như phần nhấn mạnh của các chuyên gia nghiên cứu của matousec.com, 100% các sản phẩm mà họ đã kiểm tra đều hớ hênh. Việc người dùng có quyền admin hay không cũng chẳng thành vấn đề, bởi malware sẽ vẫn lẻn vào được.
Tin tốt duy nhất là kiểu tấn công này chưa có ngoài đời thực, bởi khối lượng mã mà malware đòi hỏi là rất lớn. Sẽ không thể có chuyện tải malware về máy trong một chốc một nhát, vì thế kẻ tấn công sẽ phải tìm phương cách khác lọt vào máy tính mục tiêu. Nhưng điều đó cũng lại khiến cho các chuyên gia lo ngại, bởi những phần mềm thường được download như ca khúc, phim, game hoàn toàn có thể bị nhúng malware và trong quá trình cài đặt, phần mềm diệt virus của bạn chẳng hề có ý kiến gì.
Một khi đã vào được máy, malware thừa sức vô hiệu hoá toàn bộ các ứng dụng bảo mật hợp pháp và khiến cho cánh cổng vào ngôi nhà điện toán của bạn mở toang. Hiện tại, các hãng bảo mật đã bắt đầu nghiên cứu về điểm yếu này nhưng họ vẫn cần có thời gian để nghĩ ra cách khắc phục. Trong lúc ấy, chúng ta chỉ có thể cầu nguyện rằng hacker không nhanh tay đến vậy.
Theo Trọng Cầm (VNN / PCWorld)