Người dùng có thể tra cứu các mẫu điện thoại 2G được chứng nhận hợp quy do Bộ TTTT (Cục Viễn thông) công bố tại địa chỉ https://tqc.gov.vn/2g-only.
Đây được coi là động thái mới nhất nhằm hiện thực hóa các chủ trương, định hướng dừng công nghệ di động 2G, phổ cập điện thoại thông minh để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số đã được ban hành trong thời gian qua.
Trong thông báo của Bộ TTTT cũng nêu rõ, người dân có thắc mắc và khiếu nại về máy điện thoại 2G không được kết nối mạng cần gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp để được hỗ trợ, hướng dẫn.
Trước đó, Viettel đã chủ động thông báo đến các khách hàng, khuyến nghị kiểm tra SIM và điện thoại đang sử dụng có hỗ trợ 4G hay không để thực hiện chuyển đổi sớm nhất. Song song đó, đơn vị này cũng hỗ trợ người tiêu dùng “lên đời” điện thoại 4G thông qua nhiều chương trình khuyến mãi.
Tắt sóng 2G, người dùng điện thoại ‘cục gạch’ ra sao?
Tắt sóng 2G, đưa người dân lên môi trường số
Việc tắt hoàn toàn sóng 2G nhằm mục tiêu tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển. Một trong những lợi ích của việc tắt sóng 2G là thúc đẩy 100% người dân Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh.
Khi đó, người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ số đa dạng, đồng thời kiến tạo nên môi trường số chất lượng cao cho chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Việc chuyển dịch lên 4G cũng giúp người dùng có thể truy cập Internet tốc độ cao, thuận tiện sử dụng các dịch vụ trực tuyến tiện ích trong giáo dục, y tế, thanh toán, giải trí…
Cho đến hiện tại, các nhà mạng lớn đã tiến hành tắt sóng 2G và 3G ở những khu vực có nhu cầu thấp, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng cho lộ trình này.
Để chuẩn bị cho kế hoạch tắt sóng 2G, Viettel đã phủ sóng 4G rộng khắp ở những vùng nông thôn, miền núi, hải đảo xa xôi đồng thời thử nghiệm phát sóng 5G ở nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước, đảm bảo người dân không bị gián đoạn liên lạc khi chính thức dừng công nghệ 2G.
Ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom cho rằng, việc tắt sóng 2G phù hợp với xu thế và nhu cầu của khách hàng, xã hội trong giai đoạn hiện nay. “Đây là bước ngoặt quan trọng trong phát triển hạ tầng viễn thông tại Việt Nam cũng như là chìa khóa mở ra cuộc sống số, tương lai số với nhiều tiện ích, cơ hội mới cho người dân”, ông Tính nhấn mạnh.
“Thực hiện theo đúng chủ trương của Bộ TTTT, VNPT hiện đã sẵn sàng cho việc tắt sóng 2G. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị đầy đủ các phương án để hỗ trợ người dân, khách hàng thực hiện chuyển đổi lên các thiết bị 4G, 5G một cách tối ưu, để không một người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình thực hiện chuyển đổi số quốc gia”, đại diện VNPT cho biết.
Đến nay, Việt Nam vẫn còn khoảng hơn 15 triệu thuê bao 2G, để thúc đẩy chuyển đổi sang 4G, Bộ TTTT cho biết sẽ phối hợp với các nhà mạng, chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp cùng với các nhà mạng để hỗ trợ cho người dân thực hiện chuyển đổi.
Tắt sóng 2G và những điều cần biết
(PLO)- Dự kiến việc tắt sóng 2G sẽ được triển khai trong thời gian tới nhằm tối ưu hóa hạ tầng, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia.