VIDEO bài viết
Khi nhấp vào liên kết bên trong tin nhắn, bạn sẽ được chuyển hướng đến một trang web giả mạo có giao diện tương tự như website của ngân hàng, ví điện tử. Nếu bạn điền tên đăng nhập, mật khẩu và OTP, tiền trong tài khoản của bạn sẽ nhanh chóng bị “bốc hơi”.
Lừa đảo người dùng đăng ký nhận gói cứu trợ COVID-19. Ảnh: MINH HOÀNG
Bên cạnh đó, kẻ gian còn sử dụng kỹ thuật giả mạo tên thương hiệu để người dùng lầm tưởng đây là tin nhắn được gửi trực tiếp từ ngân hàng. Thông thường, những tin nhắn lừa đảo sẽ có nội dung đại loại như tài khoản của bạn đã bị khóa do đăng nhập trên thiết bị lạ, tài khoản xuất hiện giao dịch bất thường...
Nếu người dùng làm theo các bước hướng dẫn trong tin nhắn, tiền trong tài khoản sẽ bị kẻ gian chiếm đoạt.
Đại diện các ngân hàng và ví điện tử khẳng định hiện tại không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, OTP… cũng như không quảng cáo tìm kiếm cộng tác viên kiếm tiền online. Do đó người dùng cần phải hết sức cẩn trọng.
Để hạn chế bị lừa dịp cuối năm, bạn tuyệt đối không cung cấp mật khẩu, OTP cho bất kỳ ai (kể cả người thân, bạn bè…), không loại trừ trường hợp tài khoản của họ đã bị xâm nhập.
Bên cạnh đó, người dùng cũng không nên nhấp vào các liên kết lạ, không đăng nhập tài khoản và sợ hãi làm theo lời đe dọa của kẻ gian.
Nhiều chiêu trò lừa đảo ngân hàng dịp cuối năm. Ảnh: MINH HOÀNG