Vì sao sản lượng điện thoại ‘Made in Vietnam’ giảm 23,1% ?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Theo báo cáo của Counterpoint, sản lượng điện thoại di động 'Made in Vietnam' trong Quý 1 năm 2023 giảm 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ Samsung khi các lô hàng của công ty giảm 22,5%, chủ yếu ở danh mục điện thoại thông minh. Tương tự, Nokia cũng giảm 40,2%, chủ yếu ở danh mục điện thoại phổ thông.

Xét về doanh số bán hàng toàn cầu nói chung, Samsung đã giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái trong Quý 1 năm 2023.

Chuyên gia phân tích cao cấp Ivan Lam cho biết: “Việt Nam, trung tâm sản xuất điện thoại di động cho Samsung và thị trường Bắc Mỹ, đã bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế toàn cầu và xung đột khu vực, dẫn đến nhu cầu và tiêu dùng trong khu vực yếu”.

Các lô hàng điện thoại di động Made in Vietnam. Ảnh: Counterpoint

Các lô hàng điện thoại di động Made in Vietnam. Ảnh: Counterpoint

Trong những năm qua, Samsung đã thống trị ngành sản xuất máy tính và điện tử của Việt Nam. Theo sau Samsung, nhiều nhà cung cấp EMS (dịch vụ sản xuất điện tử) như Foxconn, Compal và Pegatron cũng đã thành lập các đơn vị sản xuất của họ tại Việt Nam.

Theo Counterpoint, Samsung dẫn đầu về tổng sản lượng sản xuất điện thoại di động của Việt Nam trong Quý 1 năm 2023, nhưng Foxconn dẫn đầu trong số các nhà cung cấp EMS nhờ cơ sở sản xuất tiên tiến hơn và phí dịch vụ tương đối thấp hơn.

“Việt Nam đã được hưởng lợi trực tiếp từ những xung đột giữa Trung Quốc-Hoa Kỳ trong quá khứ. Do sự gần gũi về địa lý của Trung Quốc và Việt Nam, việc chuyển giao các hoạt động sản xuất tương đối dễ dàng.

Việt Nam là quốc gia sản xuất điện thoại di động lớn thứ ba thế giới vào năm 2022, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, Việt Nam cần cơ sở hạ tầng tốt hơn và duy trì các chính sách ổn định để duy trì tiềm năng tăng trưởng”, Ivan Lam nói thêm.

Nhu cầu mua sắm điện thoại của người tiêu dùng đang có dấu hiệu phục hồi nhẹ. Ảnh: TIỂU MINH

Nhu cầu mua sắm điện thoại của người tiêu dùng đang có dấu hiệu phục hồi nhẹ. Ảnh: TIỂU MINH

Đọc thêm