Cách đây 6 năm, Mỹ là nước dẫn đầu về AI với 28% doanh nghiệp áp dụng, so với 25% ở Ấn Độ và 20% ở Anh.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại Ấn Độ đã trở thành thị trường tận dụng AI tốt hơn, đạt 64/100 trên thang điểm Decision Intelligence (DI) của Peak. Trong khi đó Mỹ chỉ đạt 52 điểm và Vương quốc Anh là 44 điểm.
Ảnh: Peak |
Ấn Độ đã tận dụng AI như thế nào?
Điều đã khiến các doanh nghiệp Ấn Độ trở nên khác biệt chính là truyền thông nội bộ và giáo dục về AI. Có đến 18% công nhân Mỹ không chắc liệu doanh nghiệp của họ có sử dụng AI hay không, so với chỉ 2% công nhân Ấn Độ.
Hơn nữa, 78% nhân viên cấp dưới ở Ấn Độ kỳ vọng AI sẽ có tác động tích cực đến hạnh phúc của người lao động trong 5 năm tới, so với 47% ở Mỹ.
Việc phân bổ nhân sự làm về phân tích dữ liệu cũng là một trong những điều rất quan trọng để áp dụng AI thành công. Phần lớn các doanh nghiệp Ấn Độ đều đưa những người làm chuyên sâu về dữ liệu vào các nhóm kinh doanh để hỗ trợ phân tích, ngược lại, các doanh nghiệp Mỹ chỉ có một nhóm làm riêng về dữ liệu.
Tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo hiện đã được áp dụng trong một số lĩnh vực liên quan đến kinh tế và xã hội.
Sự kiện Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số tại TP.HCM 2022. Ảnh: TIỂU MINH |
Vào năm 2021, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và AI trong top 4 của khu vực ASEAN.
Tuy nhiên, không phải đến khi Chính phủ ban hành Chiến lược thì các doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu áp dụng AI. Trên thực tế, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trong nước đã đầu tư vào việc nghiên cứu AI và áp dụng trong mô hình kinh doanh mới, đơn cử như FPT, Viettel, Vingroup....