Thông thường sẽ có ba cách hẹn giờ tắt máy tính phổ biến là dùng phần mềm của bên thứ ba, tạo task và sử dụng dòng lệnh, tương thích với các thiết bị chạy Windows XP trở lên.
1. Sử dụng dòng lệnh
Đầu tiên, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R để bật hộp thoại Run hoặc mở Command Prompt và gõ vào đó câu lệnh shutdown -s -t XXXX. Theo đó, XXXX là thời gian hẹn giờ để tắt máy tính (được tính bằng giây). Ví dụ, nếu bạn muốn tắt máy sau một tiếng thì gõ lệnh shutdown -s -t 3600.
Tương tự, để khởi động lại máy tính, người dùng chỉ cần nhập dòng lệnh shutdown -r -t XXXX vào hộp thoại Run và nhấn Enter. Sau khi hoàn thành, Windows sẽ hiển thị thông báo thời gian còn lại trước khi máy tính bị tắt ở giữa hoặc góc phải bên dưới màn hình (tùy vào phiên bản Windows bạn đang sử dụng).
Để hủy việc hẹn giờ, bạn chỉ cần nhập lệnh shutdown -a.
shutdown: tắt máy tính
s: viết tắt từ shutdown (tắt máy tính)
r: viết tắt của restart (khởi động lại)
t: viết tắt của time (thời gian)
XXXX: Thời gian hẹn giờ tắt máy được tính bằng giây.
Dưới đây là một số câu lệnh trong Terminal dành cho người dùng MacBook:
- Tắt máy tính ngay lập tức: sudo shutdown -h now
- Khởi động lại thiết bị ngay lập tức: sudo shutdown -r now
- Khởi động lại máy tính sau khoảng thời gian định sẵn: Ví dụ, lệnh sudo shutdown -r +60 sẽ giúp bạn khởi động lại máy tính sau 60 giây, nhập mật khẩu khi được yêu cầu.
2. Sử dụng phần mềm
Nếu không muốn sử dụng câu lệnh hoặc không thể nhớ rõ phím tắt, bạn có thể sử dụng một số phần mềm của bên thứ ba như PC Sleep, Sleep Timer… Ngoài việc hẹn giờ tắt máy tính, đa số những ứng dụng này còn tích hợp thêm một số tùy chọn nâng cao như hẹn giờ đăng xuất (log out), ngủ đông (hibernate) và tùy chỉnh chính xác thời gian cần tắt máy chỉ với vài thao tác đơn giản.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.