Lừa đảo trên mạng xã hội là một hình thức nhằm đánh cắp dữ liệu cá nhân. Trong đó đơn giản nhất là tạo ra các trang web giả mạo có giao diện giống hệt Facebook, các trang ngân hàng và cố gắng dụ người dùng đăng nhập để chiếm đoạt tên, mật khẩu, số thẻ tín dụng, mã PIN... Báo cáo của Kaspersky Lab cho thấy có đến 60% các trang web giả mạo giao diện Facebook.
Để hạn chế tình trạng trên, người dùng nên áp dụng một số biện pháp bảo vệ sau đây:
- Luôn kiểm tra địa chỉ đường dẫn và email người gửi trước khi nhấp vào kể cả khi đó là người thân hoặc bạn bè. Tốt hơn hết, bạn nên nhập trực tiếp địa chỉ trang web vào thanh địa chỉ.
Kiểm tra kĩ liên kết trang trước khi điền thông tin tài khoản. Ảnh: MINH HOÀNG
- Bạn hãy rê chuột lên liên kết để xem địa chỉ hiển thị có giống với địa chỉ trang đích hay không (hiển thị ở góc trái bên dưới). Nhiều người thường sử dụng liên kết rút gọn để dụ người dùng truy cập vào các trang web độc hại nhằm đánh cắp tài khoản.
- Hãy hạn chế sử dụng WiFi công cộng (không có mật khẩu), thay vào đó, hãy sử dụng 3/4G thông qua các gói cước dữ liệu tương ứng. Đồng thời cài đặt thêm các ứng dụng VPN để mã hóa toàn bộ lưu lượng thông tin trao đổi, tránh bị chuyển hướng đến các trang web lừa đảo.
- Chỉ sử dụng kết nối bảo mật (HTTPS), đặc biệt là khi bạn truy cập vào website quan trọng như Facebook, ngân hàng, giao dịch trực tuyến...
- Không bao giờ chia sẻ dữ liệu quan trọng, như tên đăng nhập và mật khẩu, thông tin tài khoản ngân hàng với một bên thứ ba. Công ty quản lý sẽ không đòi hỏi dữ liệu như vậy qua email.
- Thứ 2, 4: Thủ thuật Android.
- Thứ 3, 5: Thủ thuật iOS.
- Thứ 6, 7: Những sự kiện hay, nóng bỏng trong tuần.