Doanh nghiệp phòng thủ, người dùng thắt lưng buộc bụng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), suy thoái kinh tế toàn cầu trở nên trầm trọng trong quý 4 năm 2022 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong năm 2023.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê quý I, tổng sản phẩm trong nước ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức thấp hơn chỉ tiêu được Quốc hội giao (6,5%) và là mức tăng gần như thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua trừ giai đoạn quý I năm 2020 khi dịch bệnh bùng phát.

Quý I năm 2023: Doanh nghiệp phòng thủ, người dùng thắt lưng buộc bụng

Nhiều lãnh đạo đã phải viết lại chiến lược, chuyển từ chế độ “tấn công” sang “phòng thủ”. Các biện pháp sa thải nhân sự, cắt giảm chi phí cho những hoạt động tiêu tốn nhiều nguồn lực như R&D (nghiên cứu và phát triển), tạm ngưng mở mới điểm bán hay thậm chí cắt lỗ để tồn tại là những hành động quyết liệt để “bật chế độ an toàn” đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Doanh nghiệp phòng thủ, người lao động cũng cẩn trọng đáng kể trong chi tiêu. Tâm lý thắt lưng buộc bụng khiến tình hình tiêu dùng chung trong quý I không mấy khả quan. Đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ, có sự thay đổi trong hành vi chi tiêu của người dùng: cắt giảm với những mặt hàng không quá cần thiết, và tìm kiếm những lựa chọn tương tự có giá thấp hơn với hàng hoá thiết yếu.

Nhóm hàng hóa dịch vụ không thiết yếu là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả. Đa phần các cửa hàng thuộc nhóm điện thoại, điện máy đều tụt giảm 30-50% doanh thu so với quý trước.

Người dùng thắt chặt chi tiêu mua sắm smartphone. Ảnh: TIỂU MINH

Người dùng thắt chặt chi tiêu mua sắm smartphone. Ảnh: TIỂU MINH

Nhiều doanh nghiệp chuỗi ICT chia sẻ, sức mua của người dùng năm nay yếu hơn so với cùng kỳ dù doanh nghiệp liên tục tung ra chương trình ưu đãi.

Trả góp vốn là phương thức thanh toán yêu thích của người dùng với nhóm ICT cũng bắt đầu chững lại từ quý III năm trước, giảm dần từ quý IV đến nay vì chi phí tài chính tăng cao và nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này giảm mạnh.

Hàng hoá dịch vụ thiết yếu cũng không ngoại lệ. Mức giảm được ghi nhận qua nền tảng Payoo là 5-10% doanh thu với nhóm siêu thị, cửa hàng tiện lợi và 10% đối với các trung tâm thương mại - nơi tập trung nhiều cửa hàng thời trang, nội thất.

Trong khi hầu hết người dùng đang cố gắng giữ chặt túi tiền thì ở một số ngành hàng, sức mua vẫn tồn tại, tạo ra dòng chảy của thị trường và là yếu tố thúc đẩy khó khăn kinh tế không trầm trọng hơn.

Những nhân tố kích thích dòng chảy của thị trường

F&B là một trong những lĩnh vực ít ỏi duy trì mức tăng trưởng tốt. Theo dữ liệu của nền tảng thanh toán Payoo, ngành hàng ăn uống của các nhà hàng tầm trung, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh (mức chi tiêu 150.000 - 300.000 đồng/người) có mức tăng trưởng 30% so với quý trước.

Riêng nhóm mặt hàng trà sữa, café, với đơn giá trung bình 40.000 - 70.000 đồng/phần có sự tăng nhẹ gần 5% so với quý trước.

Thách thức kinh tế có thể ảnh hưởng đến đại bộ phận người tiêu dùng, nhưng không phải là tất cả. Trong bối cảnh chung nhiều khó khăn, xã hội vẫn luôn có những đối tượng miễn nhiễm với khủng hoảng vì tài sản và sức chi tiêu của họ cực lớn.

Bên cạnh đó, nhóm sản phẩm nữ trang, đá quý cũng có mức tăng trung bình 10%. Quý I vừa qua tập trung nhiều ngày Lễ như dịp Vía Thần Tài, ngày 14-2, 8-3, đây là những dịp người tiêu dùng khá giả thoải mái mở hầu bao cho nữ trang cao cấp.

Đọc thêm