Dẫn lời các giám đốc điều hành trong ngành, tờ WSJ cho biết động thái của chính phủ nhằm mục đích khởi động việc sản xuất chip tiên tiến, cung cấp năng lượng cho điện thoại thông minh, trí tuệ nhân tạo, hệ thống vũ khí và xây dựng các nhà máy mới ở Mỹ.
Cảnh giác chiêu lừa hỗ trợ làm CCCD gắn chip lấy liềnLENS
(PLO)- Đánh vào tâm lý muốn làm CCCD gắn chip lấy liền, các đối tượng lừa đảo đã yêu cầu nạn nhân chuyển tiền cọc trước, sau đó chặn liên hệ để lừa tiền.
Intel hiện đang thực hiện các dự án ở Arizona, Ohio, New Mexico và Oregon với chi phí hơn 43,5 tỉ USD. Một công ty khác có khả năng được trợ cấp là TSMC, hiện có hai nhà máy đang được xây dựng gần Phoenix với tổng vốn đầu tư 40 tỉ USD. Samsung Electronics của Hàn Quốc, cũng có dự án trị giá 17,3 tỉ USD ở Texas.
Micron Technology, Texas Instruments và GlobalFoundries đều là một trong những ứng cử viên có thể được nhận trợ cấp của chính phủ Mỹ.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ từ chối thảo luận về bất kỳ ứng viên tiềm năng nào. Chia sẻ với Reuters, người phát ngôn của Bộ cho biết: “Đây là một quá trình dựa trên thành tích với các cuộc đàm phán thương mại khó khăn, giải thưởng CHIPS sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào dự án nào sẽ thúc đẩy an ninh quốc gia và kinh tế Hoa Kỳ”.
TSMC từ chối bình luận trong khi Intel không phản hồi yêu cầu.
Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo cho biết bà sẽ đưa ra khoảng chục khoản tài trợ cho chip bán dẫn trong năm tới, bao gồm cả những thông báo trị giá hàng tỉ USD để định hình lại hoạt động sản xuất chip của Hoa Kỳ.
Trước đó vào tháng 12, BAE Systems đã nhận được trợ cấp hơn 35 triệu USD để sản xuất chip cho máy bay chiến đấu. Đây là một phần của chương trình trợ cấp "Chips for America" trị giá 39 tỉ USD được Quốc hội Hoa Kỳ phê duyệt vào năm 2022.
Hà Lan hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc
(PLO)- Vừa qua, chính phủ Hà Lan đã đặt ra một số hạn chế đối với ASML trong việc xuất khẩu các thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc.