Trong một bức thư gửi tới Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Ferdinand Grapperhaus cho biết quyết định này được đưa ra sau khi chính phủ Nga có một “chương trình tấn công mạng nhắm vào người dùng và lợi ích của đất nước”.
Kaspersky đặt trụ sở chính tại Moscow (Nga), điều này đồng nghĩa với việc công ty có thể sẽ phải tuân thủ các lợi ích của nước Nga, ông cho biết thêm.
Quyết định này như một đòn giáng mạnh mẽ vào Kaspersky dù rằng người sáng lập công ty - Eugene Kaspersky luôn kiên quyết phủ nhận sự hợp tác với chính phủ Nga.
Theo Reuters, hồi năm 2017, Bộ An ninh nội địa Mỹ cũng đưa ra lệnh cấm các cơ quan trực thuộc chính phủ sử dụng phần mềm Kaspersky. Không lâu sau, đến lượt Trung tâm an ninh mạng của Anh cũng đưa ra cảnh báo các cá nhân sử dụng phần mềm Kaspersky có thể bị đánh cắp thông tin.
Hồi tháng 4-2018, Kaspersky đã bị cấm quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội Twitter, cáo buộc công ty có mối quan hệ mật thiết với tình báo Nga.
“Nội các đã tiến hành đánh giá và phân tích độc lập, sau đó đưa ra quyết định dựa trên cơ sở đó”, Grapperhaus cho biết. “Mặc dù không có trường hợp cụ thể về việc đánh cắp thông tin, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng này”.
Tại Việt Nam, Kaspersky cũng là một trong những phần mềm diệt virus được khá nhiều người sử dụng bên cạnh các thương hiệu khác như Bkav, Avast, ESET…
- Thứ 2, 4: Thủ thuật Android.
- Thứ 3, 5: Thủ thuật iOS.
- Thứ 6, 7: Những sự kiện hay, nóng bỏng trong tuần.