Mãn nhãn với hiện vật báo chí độc bản, quý hiếm

Mãn nhãn với hiện vật báo chí độc bản, quý hiếm

(PLO)- Những hiện vật không chỉ thể hiện mức độ quý hiếm về mặt tư liệu, mà còn mang ý nghĩa lịch sử, đa dạng của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Hướng đến kỷ niệm chào mừng 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 – 21-6-2023), phóng viên có cơ hội tiếp xúc với số đầu tiên của báo Sự Thật, Bình Dân…của báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là những tư liệu hiếm hoi, được xuất bản trong giai đoạn nước ta củng cố nền độc lập non trẻ.

Bên cạnh đó, còn có tư liệu liên quan đến báo chí quốc ngữ Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 và một số hiện vật gắn với tên tuổi người làm báo nổi tiếng cũng được giới thiệu.

Xin trân trọng gửi đến bạn đọc cùng thưởng lãm và tìm hiểu.

Báo Cứu quốc, số 5, ra ngày 23-9-1942. Tờ báo là cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh, số đầu tiên ra mắt vào ngày 25-1-1942. Theo trang Thông tin điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, báo Cứu quốc có chức năng: “Để tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Việt Minh, kêu gọi đoàn kết toàn dân tộc, tranh thủ các tầng lớp trung gian, vạch mặt Việt gian và các tổ chức phản động tay sai của thực dân Pháp, phát xít Nhật; đưa tin về tình hình thế giới chống phát xít, các địa phương trong nước đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Việt Minh”. Ảnh tư liệu của HOÀNG MINH

Báo Cứu quốc, số 5, ra ngày 23-9-1942. Tờ báo là cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh, số đầu tiên ra mắt vào ngày 25-1-1942. Theo trang Thông tin điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, báo Cứu quốc có chức năng: “Để tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Việt Minh, kêu gọi đoàn kết toàn dân tộc, tranh thủ các tầng lớp trung gian, vạch mặt Việt gian và các tổ chức phản động tay sai của thực dân Pháp, phát xít Nhật; đưa tin về tình hình thế giới chống phát xít, các địa phương trong nước đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Việt Minh”.

Ảnh tư liệu của HOÀNG MINH

Báo Sự Thật, số 1. Sau khi tuyên bố "Tự ý giải tán" (thực chất Đảng ta rút vào hoạt động bí mật tiếp tục lãnh đạo cách mạng), theo Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 3 ghi lại: “Để công khai tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, Đảng lập ra Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Vào ngày 5-12-1945, số báo đầu tiên của báo Sự Thật ra đời kế tục báo Cờ Giải Phóng”. Ảnh tư liệu của HOÀNG MINH.

Báo Sự Thật, số 1. Sau khi tuyên bố "Tự ý giải tán" (thực chất Đảng ta rút vào hoạt động bí mật tiếp tục lãnh đạo cách mạng), theo Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 3 ghi lại: “Để công khai tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, Đảng lập ra Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Vào ngày 5-12-1945, số báo đầu tiên của báo Sự Thật ra đời kế tục báo Cờ Giải Phóng”. Ảnh tư liệu của HOÀNG MINH.

Báo Sự Thật, số 15 là số đặc biệt về Tết Bính Tuất. Ngoài chức năng là cơ quan tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng của Đảng, trong số báo này có đăng bài thơ cổ động của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bao giờ kháng chiến thành công/Chúng ta cùng uống một chung rượu đào/Tết này ta tạm xa nhau/Chắc rằng ta để tết sau sum vầy!”. Ảnh tư liệu

Báo Sự Thật, số 15 là số đặc biệt về Tết Bính Tuất. Ngoài chức năng là cơ quan tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng của Đảng, trong số báo này có đăng bài thơ cổ động của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bao giờ kháng chiến thành công/Chúng ta cùng uống một chung rượu đào/Tết này ta tạm xa nhau/Chắc rằng ta để tết sau sum vầy!”.

Ảnh tư liệu

Báo Bình Dân số đầu tiên, ra ngày 20-10-1946. Báo là Cơ quan tranh đấu của giai cấp bình dân, được thành lập sau khi đất nước được hưởng mùa xuân độc lập đầu tiên. Ngoài chức năng đoàn kết giới sĩ, nông, công, thương, binh, các đoàn thể bảo vệ đất nước, báo Bình Dân còn là đội quân tiên phong trong phong trào xóa nạn mù chữ toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8 tháng 9 năm 1945. Ảnh tư liệu

Báo Bình Dân số đầu tiên, ra ngày 20-10-1946. Báo là Cơ quan tranh đấu của giai cấp bình dân, được thành lập sau khi đất nước được hưởng mùa xuân độc lập đầu tiên. Ngoài chức năng đoàn kết giới sĩ, nông, công, thương, binh, các đoàn thể bảo vệ đất nước, báo Bình Dân còn là đội quân tiên phong trong phong trào xóa nạn mù chữ toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8 tháng 9 năm 1945.

Ảnh tư liệu

Trong những ngày kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, nhìn lại những ấn phẩm thể hiện sự ra đời của Đảng ta, cũng không quên các tờ báo đầu tiên khai sinh ra nền báo chí hiện đại Việt Nam. Gia Định Báo số 27, ra ngày 24-11-1867, tờ báo tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ (chữ Latinh). Ảnh tư liệu của tác giả
Trong những ngày kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, nhìn lại những ấn phẩm thể hiện sự ra đời của Đảng ta, cũng không quên các tờ báo đầu tiên khai sinh ra nền báo chí hiện đại Việt Nam. Gia Định Báo số 27, ra ngày 24-11-1867, tờ báo tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ (chữ Latinh). Ảnh tư liệu của tác giả
Thông loại khóa trình, số 6 (số cuối cùng) xuất bản vào tháng 10 năm 1889. Theo Wikipedia, Thông loại khóa trình (Miscellannées) là tờ báo tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, cũng được xem là báo văn học và học báo đầu tiên tại Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ. Báo do học giả Trương Vĩnh Ký lập ra năm 1888. Báo ra mỗi tháng một số, số đầu ra vào tháng 5 năm 1888. Ông cũng là người viết hầu hết các bài, trong số báo đầu đã ghi rõ nội dung và mục đích của tờ báo. Về sau tờ báo còn có sự đóng góp của Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần Chánh Chiếu...Báo ra được tổng cộng 18 số. Ảnh tư liệu của tác giả

Thông loại khóa trình, số 6 (số cuối cùng) xuất bản vào tháng 10 năm 1889. Theo Wikipedia, Thông loại khóa trình (Miscellannées) là tờ báo tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, cũng được xem là báo văn học và học báo đầu tiên tại Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ. Báo do học giả Trương Vĩnh Ký lập ra năm 1888. Báo ra mỗi tháng một số, số đầu ra vào tháng 5 năm 1888. Ông cũng là người viết hầu hết các bài, trong số báo đầu đã ghi rõ nội dung và mục đích của tờ báo. Về sau tờ báo còn có sự đóng góp của Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần Chánh Chiếu...Báo ra được tổng cộng 18 số. Ảnh tư liệu của tác giả

Báo Nông cổ mín đàm, số 154 ra ngày 15-7-1904. Nông cổ mín đàm là tuần báo có nội dung về các vấn đề nông nghiệp và thương nghiệp ra đời vào đầu thế kỷ 20 tại Nam Kỳ, phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. Số đầu tiên ra ngày 1-8-1901. Thời gian sau, báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau khi phát hành số ra ngày 4-11-1921 thì báo bị đình bản. Đây được xem là tờ báo kinh tế đầu tiên tại Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ. Ảnh tư liệu: HOÀNG MINH

Báo Nông cổ mín đàm, số 154 ra ngày 15-7-1904. Nông cổ mín đàm là tuần báo có nội dung về các vấn đề nông nghiệp và thương nghiệp ra đời vào đầu thế kỷ 20 tại Nam Kỳ, phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. Số đầu tiên ra ngày 1-8-1901. Thời gian sau, báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau khi phát hành số ra ngày 4-11-1921 thì báo bị đình bản. Đây được xem là tờ báo kinh tế đầu tiên tại Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ. Ảnh tư liệu: HOÀNG MINH

Đăng cổ tùng báo số 819, ra ngày 26-9-1907. Năm 1893, ông Schneider, người Pháp, chuyên kinh doanh về nghề in và xuất bản báo ở Việt Nam, đứng ra lập tờ Đại Nam đồng văn nhật báo, với tư cách là một công báo. Theo nhà thơ – nhà nghiên cứu Lê Minh Quốc, nhiều người thường gọi Đăng Cổ Tùng Báo, nhưng ở các trang chữ Quốc ngữ, dòng trên đầu và cả nhiều trang bên trong viết: Đại Nam (Đăng cổ tùng báo). Về chữ Hán, ở trang bìa, trong khung giữa chữ to, đậm nét là “Đại Nam đồng văn nhật báo”; trong khung nhỏ hơn, chữ nhỏ hơn là “Đăng cổ tùng báo” in ở bên phải. Năm 1907, Nguyễn Văn Vĩnh chính thức làm chủ bút tờ báo quốc ngữ Đăng Cổ Tùng Báo sau khi tiếp nhận từ ông Schneider. Số 1 của Đăng Cổ Tùng Báo tiếp nối từ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo số 793, ngày 28/3/1907; số cuối cùng là số 34 (826), ngày 14/11/1907. Ảnh tư liệu: HOÀNG MINH

Đăng cổ tùng báo số 819, ra ngày 26-9-1907. Năm 1893, ông Schneider, người Pháp, chuyên kinh doanh về nghề in và xuất bản báo ở Việt Nam, đứng ra lập tờ Đại Nam đồng văn nhật báo, với tư cách là một công báo. Theo nhà thơ – nhà nghiên cứu Lê Minh Quốc, nhiều người thường gọi Đăng Cổ Tùng Báo, nhưng ở các trang chữ Quốc ngữ, dòng trên đầu và cả nhiều trang bên trong viết: Đại Nam (Đăng cổ tùng báo). Về chữ Hán, ở trang bìa, trong khung giữa chữ to, đậm nét là “Đại Nam đồng văn nhật báo”; trong khung nhỏ hơn, chữ nhỏ hơn là “Đăng cổ tùng báo” in ở bên phải. Năm 1907, Nguyễn Văn Vĩnh chính thức làm chủ bút tờ báo quốc ngữ Đăng Cổ Tùng Báo sau khi tiếp nhận từ ông Schneider. Số 1 của Đăng Cổ Tùng Báo tiếp nối từ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo số 793, ngày 28/3/1907; số cuối cùng là số 34 (826), ngày 14/11/1907. Ảnh tư liệu: HOÀNG MINH

Trong những năm đầu thế kỷ 20, sự hiện diện của báo Lục tỉnh tân văn như tờ nhật báo quan trọng nhất của Nam Kỳ. Số báo đầu tiên của Lục tỉnh tân văn ra mắt độc giả ngày 15-11-1907, đình bản vĩnh viễn vào năm 1945. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sâm, “Tờ báo Lục tỉnh tân văn tuy không phải là tờ báo Việt ngữ đầu tiên nhưng đã là một trong những tờ báo Việt ngữ sống lâu nhất của đất Nam Kỳ cho đến trước năm 1945... Nó đã là cái nôi văn hóa cho đất Nam Kỳ trong một thời gian khá dài, tất cả là 37 năm, với các vị chủ bút là những nhà văn, tiểu thuyết gia nổi tiếng”. Ảnh tư liệu: HOÀNG MINH
Trong những năm đầu thế kỷ 20, sự hiện diện của báo Lục tỉnh tân văn như tờ nhật báo quan trọng nhất của Nam Kỳ. Số báo đầu tiên của Lục tỉnh tân văn ra mắt độc giả ngày 15-11-1907, đình bản vĩnh viễn vào năm 1945. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sâm, “Tờ báo Lục tỉnh tân văn tuy không phải là tờ báo Việt ngữ đầu tiên nhưng đã là một trong những tờ báo Việt ngữ sống lâu nhất của đất Nam Kỳ cho đến trước năm 1945... Nó đã là cái nôi văn hóa cho đất Nam Kỳ trong một thời gian khá dài, tất cả là 37 năm, với các vị chủ bút là những nhà văn, tiểu thuyết gia nổi tiếng”. Ảnh tư liệu: HOÀNG MINH
Đây là hiện vật đặc biệt, thẻ nhà báo của Vũ Trọng Phụng năm 1934. Đây còn là một trong những di vật hiếm hoi của Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), nhà văn – nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20, tặng cho một người bạn tại Sài Gòn. Trên thẻ mô tả ông đang giữ chức vụ phóng viên tại Hải Phòng tuần báo và có bút tích của cố nhà văn. Ảnh tư liệu: HOÀNG MINH

Đây là hiện vật đặc biệt, thẻ nhà báo của Vũ Trọng Phụng năm 1934. Đây còn là một trong những di vật hiếm hoi của Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), nhà văn – nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20, tặng cho một người bạn tại Sài Gòn. Trên thẻ mô tả ông đang giữ chức vụ phóng viên tại Hải Phòng tuần báo và có bút tích của cố nhà văn.

Ảnh tư liệu: HOÀNG MINH

Đọc thêm