Xu hướng data center tăng tại Việt Nam
Sự tăng trưởng về lưu lượng dữ liệu khổng lồ kéo theo xu thế phát triển của các dịch vụ đám mây và công nghệ IoT (Internet vạn vật). Doanh nghiệp, tổ chức phải sở hữu hay thuê nhiều hơn các hệ thống data center cho mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý lượng khổng lồ thông tin để cạnh tranh được trên môi trường kỹ thuật số.
Hiện nay, doanh nghiệp Việt đã và đang ý thức được về tầm quan trọng của mô hình trung tâm dữ liệu. Trên cả nước có khoảng hơn 30 trung tâm dữ liệu do hơn chục doanh nghiệp nội, ngoại, liên doanh đầu tư cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, thị trường này chủ yếu do các công ty nước ngoài nắm giữ, chiếm khoảng 70-80% thị phần. Các công ty nội địa lớn của Việt Nam bắt đầu có sự “trỗi dậy” mạnh mẽ để dành lại thị phần này, khi cơ hội cho thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là rất lớn.
Theo Bộ TT&TT, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành Digital Hub của khu vực với các lợi thế về địa lý, hạ tầng, nguồn lực và các chính sách từ Chính phủ. Trong định hướng phát triển nền kinh tế số, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 100% cơ quan sử dụng điện toán đám mây, trong đó 70% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp Việt cung cấp.
Khi Nghị định 53/2022/NĐ-CP của Chính phủ về nội địa hoá dữ liệu có hiệu lực áp dụng với các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó quy định doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam phải lưu trữ thông tin, dữ liệu người dùng Việt Nam trong nước, nên hàng loạt ông lớn xuyên biên giới như Google, Facebook, Apple… phải thuê máy chủ tại Việt Nam. Cạnh đó, làn sóng đầu tư của doanh nghiệp FDI cũng dẫn tới nhu cầu về lưu trữ và xử lý dữ liệu của các tập đoàn đa quốc gia.
Chính điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tăng cường đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng trung tâm dữ liệu, phát triển hạ tầng số dựa trên công nghệ điện toán đám mây và nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Bigdata)…
MobiFone ra mắt các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
Xác định phát triển trung tâm dữ liệu là một trong những sáng kiến được mang tính ưu tiên, trong thời gian qua, MobiFone đã đầu tư, xây dựng hệ thống data center phủ rộng khắp ba miền, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các nhu cầu chuyển đổi số của khách hàng tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
Đến thời điểm hiện tại, MobiFone đã trang bị và sở hữu bốn trung tâm dữ liệu tại các TP lớn, bao gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Đồng Nai. MobiFone đặt mục tiêu sở hữu bảy trung tâm dữ liệu mới vào năm 2025 và mở rộng quy mô của các trung tâm dữ liệu hiện có.
Tất cả các trung tâm dữ liệu của MobiFone đều có khả năng nâng cấp, mở rộng theo yêu cầu kinh doanh thực tế, ngoài kết nối tới VINIX thì đã kết nối với các nhà cung cấp lớn khác trong nước và quốc tế (như Google, Facebook, Akamai, Amazon, LV3, Tiktok…) MobiFone hướng đến phát triển các DC đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Ngoài việc ứng dụng cho công tác vận hành nội bộ, các trung tâm dữ liệu của MobiFone được đầu tư với mục đích phục vụ cho định hướng mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các không gian mới như IoT, giáo dục số, nội dung số, bảo mật số… Đặc biệt là kinh doanh các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ điện toán đám mây. Hiện tại, MobiFone đang triển khai cung cấp dịch vụ điện toán đám với thương hiệu MobiFone Cloud.
Điều này cho thấy MobiFone ưu tiên phát triển trung tâm dữ liệu trở thành không gian mới trọng tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, với mục tiêu doanh thu năm 2028 đạt hơn 150 triệu USD và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2023-2028 là 97%.
Đại diện MobiFone cho biết, trong giai đoạn sắp tới, MobiFone sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với đối tác và nhà đầu tư để xây dựng thêm các trung tâm dữ liệu mới, bao gồm hợp tác phát triển các trung tâm dữ liệu và đường truyền dẫn quốc tế và hợp tác kinh doanh các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ điện toán đám mây.
MobiFone Meet được công nhận là nền tảng số tiềm năng
(PLO)- MobiFone Meet đang là một trong các dịch vụ số được tin dùng của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.