Ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu mong yên tâm vươn khơi, bám biển

(PLO)- Ngư dân mong muốn nhà nước có các chính sách hỗ trợ để đa dạng nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho đội tàu của ngư dân khi đánh bắt xa bờ.
0:00 / 0:00
0:00

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hiện có đội tàu khai thác là 4.664 chiếc, trong đó tàu có chiều dài từ 15 m trở lên hoạt động vùng khơi là 2.768 chiếc.

Ngoài ra, tỉnh có 11 cảng cá, gồm tám cảng loại II và ba cảng cá loại III, ba khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Trong đó, năm cảng cá được Bộ NN&PTNT công bố đủ điều kiện xác nhận nguyên liệu thủy sản từ khai thác…

Khu neo đậu Bến Lội-Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Khu neo đậu Bến Lội-Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: TK

Nguồn lợi thủy sản trên biển bị suy giảm mạnh gần đây

Các địa phương ven biển của Bà Rịa - Vũng Tàu gồm TP Vũng Tàu, huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và huyện đảo Côn Đảo.

Tại các địa phương, bên cạnh đội tàu đánh bắt xa bờ, nhiều ngư dân bao đời nay vẫn vươn khơi, bám biển đánh bắt gần bờ bằng các phương tiện như thúng chèo, thúng máy.

Ngư dân thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ đi biển bằng thúng máy

Ngư dân thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ đi biển bằng thúng máy. Ảnh: TK

Nguồn lợi thuỷ sản giúp các ngư dân trực tiếp đi đánh bắt có cuộc sống ổn định, làm giàu từ biển.

Xuống cá sau khi tàu cập bờ cảng Incomap, phường 5, TP Vũng Tàu. Ảnh: TK

Xuống cá sau khi tàu cập bờ cảng Incomap, phường 5, TP Vũng Tàu. Ảnh: TK

Ngoài ra, việc khai thác, đánh bắt thuận lợi còn giúp nhiều lao động có công ăn việc làm, dịch vụ hậu cần trong bờ có thu nhập.

Chờ kéo cá khi tàu cập bến. Ảnh: TK

Chờ kéo cá khi tàu cập bến. Ảnh: TK

Tuy nhiên, theo Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, những năm gần đây nguồn lợi thủy sản vùng biển của Việt Nam đang suy giảm rõ rệt.

Trong khi cường lực khai thác ngày càng tăng, ứng dụng khoa học công nghệ trong đánh bắt được nâng cao, nhận rộng nhưng giá bán nguyên liệu thủy sản không tăng, gây khó khăn cho ngư dân.

Một số tàu cá nằm bờ tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền. Ảnh: TK

Một số tàu cá nằm bờ tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền. Ảnh: TK

Bên cạnh đó, sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, giá xăng dầu tăng khiến nhiều ngư dân gặp khó khăn.

Nhiều tàu cá phải nằm bờ trong thời gian dài vì đi đánh bắt thu hoạch không đủ chi phí bỏ ra, nhiều chủ tàu buộc phải bán thanh lý cặp tàu với giá rẻ để xả tàu lấy phế liệu…

Nhiều tàu bán rẻ hơn rất nhiều so với thời điểm đóng để xả ra lấy phế liệu. Ảnh: TK

Nhiều tàu bán rẻ hơn rất nhiều so với thời điểm đóng để xả ra lấy phế liệu. Ảnh: TK

Một số phương tiện đánh bắt tận diệt nguồn lợi khiến các ngư dân đánh bắt gần bờ khai thác giảm đi rất nhiều.

Ông Ngô Văn Ba (67 tuổi, thị trấn Phước Hải) chia sẻ nguồn lợi đánh bắt giảm hơn trước rất nhiều, chỉ đủ trang trải sinh hoạt trong ngày. Tuy nhiên, vài tháng lại phải đầu tư ngư lưới cụ mới nên rất khó khăn.

Ông cũng mong nhà nước có những chính sách nhằm hạn chế các phương tiện đánh bắt tận diệt, giúp các loại hải sản có thể hồi phục và phát triển. Từ đó, ngư dân đánh bắt bằng các loại phương tiện gần hay xa bờ đều cùng khai thác được nhiều.

Ông Ngô Văn Ba (ngư dân thị trấn Phước Hải). Ảnh: TK

Ông Ngô Văn Ba (ngư dân thị trấn Phước Hải). Ảnh: TK

Dù khó khăn, ngư dân vẫn vươn khơi, bám biển, đánh bắt đúng luật

Ông Nguyễn Văn Lộc (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền) là một trong những chủ tàu có số lượng tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất thị trấn Long Hải.

Theo ông Lộc, tàu của ông chỉ đánh bắt tại cội chà (điểm đánh cá truyền thống) của gia đình đã mấy chục năm qua, tọa độ nằm trong phạm vi vùng biển Việt Nam, cách đường phân định khoảng 7 hải lý.

Xuống cá tại cảng Incomap, phường 5, TP Vũng Tàu. Ảnh: TK

Xuống cá tại cảng Incomap, phường 5, TP Vũng Tàu. Ảnh: TK

“Tàu của tôi chỉ ra đánh bắt tại điểm cố định nhiều năm qua, tọa độ rõ ràng. Tôi cam kết không bao giờ đánh bắt tại vùng biển ngoài. Nếu tàu tôi đánh bắt trái phép, nhà nước xử lý tôi. Còn khi tôi đánh bắt trong vùng biển Việt Nam thì nhà nước phải có bảo đảm an toàn để chúng tôi yên tâm đánh bắt...” - ông Lộc khẳng định.

Ngư dân đan lưới chuẩn bị ra khơi. Ảnh: TK

Ngư dân đan lưới chuẩn bị ra khơi. Ảnh: TK

Để kịp thời chia sẻ, nắm bắt tâm tư bà con ngư dân, chủ tàu, đồng thời tuyên truyền các chủ trương chính sách pháp luật về chống khai thác IUU, nhiều địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức các chương trình Ăn Tết cùng ngư dân, Ăn sáng cùng ngư dân, Cà phê sáng cùng ngư dân.

Ông Huỳnh Sơn Tuấn, Bí thư Huyện Long Điền (ngoài cùng bên phải), chia sẻ cùng các ngư dân tại buổi cà phê sáng tại xã Phước Tỉnh. Ảnh: TK

Ông Huỳnh Sơn Tuấn, Bí thư Huyện Long Điền (ngoài cùng bên phải), chia sẻ cùng các ngư dân tại buổi cà phê sáng tại xã Phước Tỉnh. Ảnh: TK

Ngoài ra, các lực lượng chấp pháp như biên phòng, hải quân, cảnh sát biển cũng đều có các chương trình đồng hành, hỗ trợ, tuyên truyền cho ngư dân.

Cụ thể là “Hải quân làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”, “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”, Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”.

Ngư dân vận chuyển cá ra xe tại cảng cá Vũng Tàu. Ảnh: TK

Ngư dân vận chuyển cá ra xe tại cảng cá Vũng Tàu. Ảnh: TK

Tại các buổi gặp mặt, ngư dân đều khẳng định tuy khó khăn chồng chất nhưng vẫn sẽ cố gắng vươn khơi, bám biển, đánh bắt đúng quy định, không xâm phạm vùng biển nước ngoài.

Vươn khơi, bám biển, đánh bắt đúng quy định là quyết tâm của ngư dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: TK

Vươn khơi, bám biển, đánh bắt đúng quy định là quyết tâm của ngư dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: TK

Ngư dân mong muốn nhà nước có các chính sách về khai thác để đa dạng nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho đội tàu của ngư dân khi đánh bắt xa bờ.

Có thể bạn quan tâm