Phân biệt BlackBerry Passport hàng dỏm

Trong thời gian gần đây, cái tên được nhắc đến nhiều nhất không phải là iPhone 7 hay Note 7 mà chính là BlackBerry Passport. Tuy nhiên, sức mua lớn cũng là cơ hội tốt để các loại hàng kém chất lượng xâm nhập vào thị trường. Làm thế nào để phân biệt giữa BlackBerry Passport chính hãng và hàng dựng?

BlackBerry Passport

Cách phân biệt BlackBerry Passport chính hãng và hàng dựng

Hộp của BlackBerry Passport chính hãng sẽ có tem IMEI dán ở cạnh phải (màu đục) với đầy đủ thông tin về kiểu bàn phím trong khi hàng dựng sẽ có màu trắng, chữ không sắc nét. Tương tự, ở cạnh trái và bên trong hộp của hàng chính hãng cũng sẽ có tem dán màu trắng.


Xem thêm: Mẹo vặt công nghệ: Chặn lời mời chơi game trên FB - Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn hoàn toàn có thể chặn các lời mời chơi game phiền phức trên Facebook.


tem seal

Anh Nhật, kỹ thuật viên cửa hàng Tablet Plaza, cho biết: “Lớp seal niêm phong khi bóc ra sẽ không thể dán lại và có hiệu ứng bảy màu với dòng chữ Security, các loại hàng giả, hàng dựng sẽ không có lớp seal dạng này. Đồng thời, hàng dựng thường sẽ được thay bàn phím và thay main nên bấm khá cứng và dễ nóng máy”.

Phụ kiện của hàng chính hãng sẽ bao gồm củ sạc hai chân tròn (hàng dựng là chân dẹp), tai nghe, cáp micro USB và sách hướng dẫn sử dụng. Chiếc BlackBerry Passport mới sẽ có seal ở mặt trước, mặt sau và seal ở các cạnh.

tem seal

Tiếp theo, người dùng nên kiểm tra kỹ các cổng kết nối và độ nẩy của phím bấm, mở ứng dụng quay số, nhập *#06# để kiểm tra IMEI trên máy và đối chứng với dãy IMEI trên vỏ hộp hoặc bên dưới nắp lưng.

Cuối cùng, bạn hãy truy cập vào BlackBerry World và cài đặt phần mềm BBvE để kiểm tra toàn bộ các tính năng trên thiết bị gồm: màn hình, bàn phím, pin, Wi-Fi, Bluetooth, camera… Gắn SIM vào thiết bị để kiểm tra kết nối và các phụ kiện đi kèm. Nếu mọi thứ hoạt động ổn định, bạn hoàn toàn có thể yên tâm để “rinh” chiếc BlackBerry Passport này về nhà.


Xem thêm: Mẹo để tránh bị ‘luộc’ đồ khi đi sửa smartphone - Smartphone đang ngày càng có xu hướng mỏng hơn, do đó thiết bị sẽ rất dễ hư hỏng khi bị va đập hoặc rớt xuống đất, đặc biệt là phần màn hình. Tuy vậy, trước khi mang điện thoại đi sửa chữa, bạn hãy tự xác định mức độ hư hại để tránh bị kỹ thuật viên “vẽ” thêm bệnh nhằm tăng chi phí.


 

Đọc thêm