Tận dụng Zalo để mở đầu ra cho nông sản việt
Long An được xem là vùng lõi của khu kinh tế trọng điểm phía Nam với thế mạnh trên nhiều lĩnh vực, trong đó khu vực nông - lâm - thuỷ sản đóng vai trò quan trọng khi đóng góp xấp xỉ 15% vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Giai đoạn 2021-2030, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng khu vực này đạt 3,2% mỗi năm bằng chiến lược xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số vào sản xuất cũng như tiêu thụ.
Cách rời nhóm Zalo trong im lặng
Chính quyền tỉnh mới đây đã tích hợp tính năng sàn nông sản vào mini app “Long An số” trên Zalo như một phần trong chiến lược này. Tính năng mới hoạt động như một kênh giao thương để mọi cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã cho đến doanh nghiệp có thể gặp gỡ, giới thiệu, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm an toàn.
Cụ thể, người dùng có thể chọn mua và thanh toán hàng trăm mặt hàng được sản xuất trong tỉnh. Bạn có thể lọc sản phẩm theo nhiều tiêu chí như đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đạt chứng nhận chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”… giúp người dùng tiết kiệm đáng kể thời gian khi lựa chọn sản phẩm. Mỗi sản phẩm cũng đầy đủ thông tin đơn vị sản xuất, giá bán, chương trình khuyến mãi và đánh giá từ những khách hàng trước.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, khác biệt lớn nhất của sàn nông sản so với các trang thương mại điện tử là vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc đảm bảo mặt hàng gì và của đơn vị nào được xuất hiện trên hệ thống. Ngoài ra, sàn còn cung cấp công cụ đăng tin để doanh nghiệp tìm đối tác cung cầu quy mô lớn.
“Chúng tôi kỳ vọng tính năng mới tích hợp vào mini app “Long An số” trên Zalo sẽ làm tốt vai trò cung cấp cho người tiêu dùng một địa chỉ tin cậy để lựa chọn thực phẩm an toàn, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thêm nhiều thương hiệu nông nghiệp mang đậm dấu ấn của tỉnh tương tự lúa Nàng thơm Chợ Đào, rau Cần Đước…”, đại diện tỉnh cho biết.
Mới tham gia sàn nông sản, nhưng ông Hoài Ân, đại diện một hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tại huyện Tân Thạnh cho biết đã nhìn thấy tín hiệu khởi sắc khi giới thiệu sản phẩm gạo tím. Nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đã liên hệ với ông để tham quan vùng trồng trước khi xúc tiến các đơn hàng giá trị lớn.
Thêm kênh mua sắm nông sản an toàn cho người dân
Bên cạnh mở thêm đầu ra cho nông sản địa phương, mini app “Long An số” trên Zalo còn tích hợp nhiều tính năng giúp người dân, đặc biệt là đối tượng không có lợi thế về công nghệ, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ như tìm kiếm việc làm, phản ánh kiến nghị, thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến, tra cứu hoá đơn tiền điện…
Trong số này, “Kết nối việc làm” được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là tính năng thiết thực để giải quyết bài toán kết nối việc làm giữa đơn vị tuyển dụng và người lao động, qua đó cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và giúp tỉnh củng cố vị thế đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về số lượng doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Ông Nguyễn Bá Luân, Giám đốc TTTT tỉnh Long An cho biết, mục tiêu của Sở là đưa mini app “Long An Số” trở thành một công cụ phổ dụng và gắn bó mật thiết với người dân, đồng thời cải thiện hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian và chi phí cho chính quyền khi chuyển dần các hoạt động chỉ đạo, điều hành, phục vụ cho người dân, doanh nghiệp trên môi trường số.
Cách gọi cứu trợ trong vùng lũ bằng Zalo
(PLO)- Theo dự báo, có 120 huyện, thị xã, TP thuộc 14 tỉnh miền Bắc đối diện với nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất. Trong tình huống khẩn cấp, người dân có thể sử dụng Zalo để gọi cứu trợ kịp thời.