Tổng Giám đốc Intel nói gì về việc phổ thông hóa AI?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Mới đây, ông Simon Chan, Tổng Giám đốc Intel khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Úc, và New Zealand đã có những chia sẻ hấp dẫn xoay quanh việc phổ thông hóa Intel.

Mặc dù mới chỉ gây sốt trong thời gian gần đây nhưng AI (trí tuệ nhân tạo) không phải công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ.

Trong vài tháng trở lại đây, AI phủ sóng trên khắp các kênh truyền thông toàn cầu sau sự xuất hiện của ChatGPT. Chính đợt sóng này đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tìm kiếm phương án để tăng cường khả năng ứng dụng AI.

Dựa trên tình hình thực tế, AI hiện nay không còn là những trợ lý giọng nói đơn thuần, công nghệ này đã và đang ngày càng phản hồi tốt hơn, giúp chúng ta thực hiện nhiều công việc khác nhau như lập trình một trang web, hay sáng tạo các tác phẩm âm nhạc.

ông Simon Chan, Tổng Giám đốc Intel khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Úc, và New Zealand

Ông Simon Chan, Tổng Giám đốc Intel khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Úc, và New Zealand.

Theo báo cáo “Chỉ số sẵn sàng về AI của chính phủ 2022” do tổ chức Oxford Insights kết hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada thực hiện, chỉ số sẵn sàng cho AI của Việt Nam đạt 53,96 trên 100 điểm, vượt qua mức trung bình toàn cầu 44,61 điểm.

Báo cáo cho thấy Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc triển khai AI nhằm nắm bắt cơ hội để chuyển đổi và phát triển nền kinh tế.

Phổ thông hóa AI từ công nghệ điện toán

Để tận dụng toàn bộ sức mạnh của AI, chúng ta cần AI chạy theo thời gian thực với độ chính xác cao. Chính vì vậy, điện toán đóng vai trò tiên quyết để mang đến tốc độ và hiệu năng cần thiết để huấn luyện các mô hình, đưa ra quyết định hay dự đoán, nhận diện hình ảnh và giọng nói, và mở rộng hệ thống AI.

Để phổ cập AI, các doanh nghiệp cần phải xem xét hai yếu tố cực kỳ quan trọng. Đầu tiên, họ cần phải xác định mô hình ứng dụng AI mình cần là gì. Đó có thể là một chatbot AI để hỗ trợ khách hàng, hay một mô hình AI tạo sinh lớn như ChatGPT để phát triển những nội dung mới, hay một giải pháp nhận diện hình ảnh để xác định lỗi, hay một mô hình trí tuệ nhân tạo khác biệt hơn?

Thứ hai, các doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến chi phí vì đây là yếu tố quyết định xem đâu là giải pháp AI phù hợp.

Trái ngược với những gì chúng ta thường được nghe về việc ứng dụng AI sử dụng GPU nhiều hơn, Trên thực tế, một số ứng dụng AI chạy hiệu quả trên các CPU đa năng. Đây chính là những vi xử lý chúng ta thường thấy trong các trung tâm dữ liệu ngày nay.

Đầu tư vào tương lai của AI

Việc thực sự gặt hái được những lợi ích từ AI lại phụ thuộc vào cách doanh nghiệp đầu tư cho những khả năng cần thiết để phát huy tối đa khả năng của AI, cũng như một môi trường điện toán hỗn hợp và một hệ sinh thái mở để đảm bảo khoản đầu tư của doanh nghiệp vẫn hữu dụng trong tương lai.

Hai yếu tố này sẽ đóng vai trò quan trọng khi các doanh nghiệp cân nhắc chuẩn bị cho sự thay đổi của AI.

Đọc thêm