Theo đó người dùng chỉ cần like, share bài viết, sau đó để lại thông tin cá nhân để chủ shop liên hệ.
Đơn cử như một số trang giả mạo đăng bán iPhone, xe đạp điện kiểu Mỹ với giá chỉ 99.000 đồng, trong khi thực tế mức giá của sản phẩm phải cao hơn gấp nhiều lần. Thậm chí có trò lừa tặng cả xe ô tô. Vì ham rẻ, đã có không ít người like, share và để lại thông tin cá nhân. Chỉ trong thời gian ngắn, một fanpage vừa lập được vài ngày đã có lượng like lên đến vài chục ngàn, thậm chí cá biệt còn có trang cả trăm ngàn like thật. Để kết thúc kịch bản, những kẻ lừa đảo sẽ thông báo hết hàng, xóa bài đăng cũ và mong khách hàng thông cảm.
Các trò lừa câu like càng lúc càng tinh vi. Ảnh: INTERNET
Thực tế để có được một lượng like nhất định, chúng ta mất rất nhiều thời gian thu hút thành viên. Tuy nhiên, chỉ với vài chiêu trò đơn giản, những kẻ lừa đảo đã có được một fanpage với hàng chục ngàn like. Khi đã có được lượng like lớn, họ sẽ đổi tên fanpage và bán cho người có nhu cầu với giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Bên cạnh đó, các thông tin cá nhân, số điện thoại mà bạn cung cấp cũng có thể được bán lại cho các bên thứ ba như bất động sản, quảng cáo, bảo hiểm.
Nếu muốn nhận biết các kiểu lừa đảo dạng này, người dùng chỉ cần để ý đến giá của sản phẩm, tìm hiểu kỹ các thông tin trên Internet. Thậm chí có một số trường hợp vừa đăng bán đã có hàng chục người nhảy vô đặt mua ngay mà không cần tư vấn, đây thực chất chỉ là nick ảo do những kẻ lừa đảo lập ra để dụ dỗ và lôi kéo người dùng.