Một ngày làm việc tốt lành là ngày không gặp bất cứ lỗi nào trên chiếc máy tính. Nhưng đáng buồn là những ngày như thế thật hiếm hoi. Chính vì vậy, các nhà sản xuất phần cứng và phát triển phần mềm đã cố gắng giảm bớt sự khó chịu của người dùng bằng những thông báo lỗi mang tính hài hước. Có điều, một số lần chính họ lại khiến tình hình tồi tệ hơn bằng những thông báo kỳ cục.
Dưới đây là một số ví dụ
Lỗi: Không có lỗi nào cả
Có lẽ các nhà phát triển phần mềm muốn nhắc nhở người dùng rằng đừng nên hốt hoảng khi gặp những thông báo lỗi và đây là một ví dụ: Ngay cả khi mọi sự đã “ngon lành” thì thông báo lỗi vẫn xuất hiện để báo cho họ biết là “Không có lỗi nào xảy ra cả”.
Không đủ không gian trống để… xóa
Đã là người dùng máy tính, ai cũng biết rằng giải pháp để khắc phục tình trạng không còn không gian trống (ví dụ: ổ lưu trữ) là xóa bớt một số thứ trong đó đi. Nhưng thật oái oăm khi trong trường hợp này việc xóa bớt cũng không thể thực hiện được bởi không còn không gian trống. Đa số người dùng sẽ chấp nhận “bó tay” khi gặp ca này.
Lỗi chồng lỗi liên tục
Đôi lúc chiếc máy tính cũng gặp lỗi khi nó cố gắng đưa ra một thông báo lỗi và hệ quả là những thông báo lỗi liên tục xuất hiện. Trong trường hợp này bạn nên hiểu là chính hệ thống của chiếc máy tính cũng đang gặp lỗi nghiêm trọng.
Lại lỗi chồng lỗi
Tiến thoái lưỡng nan
Lỗi không phải là đặc sản của riêng những chiếc máy tính chạy Windows. Trong thông báo lỗi trên chiếc máy chơi game này khiến người dùng phát điên: “Quá trình thoát ra bị lỗi. Bạn cần đăng nhập vào trong để thoát ra”.
Lỗi của Google Chrome
Những năm gần đây, thông báo lỗi đã trở nên “đồng cảm” hơn với người dùng. Biểu tượng mặt buồn của trình duyệt Google Chome là một ví dụ.
Thông báo lỗi cũng phải được bảo vệ bản quyền
“Ồ! Chúng tôi không dự tính điều này sẽ xảy ra (Bản quyền thuộc về Google)”.
Google thường có xu hướng đưa ra những thông báo lỗi buồn cười. Đây là một ví dụ “kinh điển” của chương trình Google Reader: Ngắn gọn, ngọt ngào, đi thẳng vào vấn đề và được… bảo vệ bản quyền.
Lỗi 404 (Không tìm thấy trang)
Một trong những thông báo lỗi phổ biến của kỷ nguyên web là lỗi 404 (Không tìm thấy trang yêu cầu). Rất nhiều website chỉ sử dụng những thông báo rất “thường” nhưng có những trang lại đưa ra một thông báo “tếu táo”. Đây là thông báo 404 của nhà phát hành game Dawdle: “Cảm ơn Mario! Nhưng công chúa của chúng tôi đang ở trong một lâu đài khác” (Dựa theo video game Mario cứu công chúa rất nổi tiếng).
Thông báo lỗi kèm... diễn văn
Đôi khi thông báo lỗi bằng một hình ảnh dễ thương vẫn không đủ nên người ta còn kèm theo một đoạn giải thích khá… dài dòng.
Ảnh trên là thông báo lỗi tạm thời ngắt máy chủ của dịch vụ âm nhạc trực tuyến Grooveshark với lời giải thích rằng sự cố ngắt kết nối với máy chủ có liên quan đến một số nhà đầu tư Trung Quốc và một con gấu trúc đói có tên là Pickles.
Tumblr bị quái vật ăn
Những người dùng dịch vụ blog nổi tiếng Tumblr hẳn còn nhớ vụ lỗi mất dữ liệu nghiêm trọng hồi cuối năm 2010. Và họ giải thích rằng: Có thể chúng tôi đã quên cho con Tumbeast (Ác thú) ăn nên chúng đã tha và gặm mất trung tâm dữ liệu của chúng tôi. Cơ quan kiểm soát động vật đã được báo động và chúng tôi sẽ sớm quay trở lại”.
Con vật này thực ra chỉ là biểu trưng mà các nhà quản trị Tumblr nghĩ ra “nhái” theo biểu trưng con cá voi của mạng xã hội Twitter.
Lê Trí (ICTnews / PCW)