Theo một báo cáo gần đây của Snowbrains, ô nhiễm không khí trong nhà có thể tồi tệ hơn so với ngoài trời, đặc biệt là khi con người dành đến 87% thời gian trong cuộc đời ở trong nhà. Do đó việc làm sạch không khí trong nhà là vấn đề rất đáng phải quan tâm, nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện.
1. Thay lưới lọc của máy lạnh
Máy lạnh là một trong những thiết bị không thể thiếu trong nhiều gia đình, giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Tuy nhiên, theo thời gian lưới lọc của máy sẽ bị dơ hoặc hư hại, điều này không chỉ gây tốn điện mà còn làm giảm khả năng làm sạch không khí.
Vệ sinh lưới lọc máy lạnh định kỳ để cải thiện khả năng làm sạch không khí. Ảnh: TIỂU MINH |
Để khắc phục, bạn có thể kêu thợ đến vệ sinh hoặc thay lưới lọc mới nếu đã sử dụng máy lạnh nhiều năm.
2. Đừng quên kiểm tra các bộ lọc khác
Lưới lọc máy lạnh không phải là thứ duy nhất hoạt động để làm sạch không khí trong nhà. Nếu bạn thực sự muốn cải thiện chất lượng không khí, đừng quên kiểm tra các bộ lọc của các thiết bị gia dụng khác như máy hút bụi, máy sấy quần áo… và lỗ thông hơi nhà bếp định kì.
3. Sử dụng máy lọc không khí
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều mẫu máy lọc không khí khác nhau với đủ mọi thiết kế và mức giá, đơn cử như LG PuriCare 360 Hit. Máy có thiết kế nhỏ gọn, hệ thống lọc đa màng, giúp tăng khả năng khử mùi, hạn chế vi khuẩn và không khí ô nhiễm trong nhà.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, hệ thống lọc đa màng Safeplus có thể loại bỏ các hạt bụi từ lớn đến nhỏ, vi khuẩn, virus có hại cùng khả năng khử mùi lên đến 99,999%. Đi kèm theo đó là công nghệ Ionizer, giúp giảm các vi khuẩn có hại trong không khí.
Thiết bị được tích hợp sẵn bộ cảm biến siêu nhạy, hiển thị đầy đủ kết quả chất lượng không khí thông qua màn hình với 4 màu sắc gồm đỏ, cam, vàng và xanh lục.
Tương tự như các thiết bị thông minh hiện có trên thị trường, LG cũng cho phép người dùng điều khiển máy lọc không khí từ xa bằng điện thoại (thông qua ứng dụng LG ThinQ).
4. Sử dụng lỗ thông hơi khi nấu ăn
Nhiều chất gây ô nhiễm không khí trong nhà đến từ nhà bếp. Bếp gas giải phóng các chất gây ô nhiễm có hại, bao gồm carbon monoxide và nitrogen dioxide. Vì vậy, khi bạn đang nấu ăn, hãy nhớ bật lỗ thông hơi trong bếp hoặc mở cửa sổ để giúp không khí lưu thông hiệu quả hơn.
5. Giữ thảm chùi chân sạch sẽ
Thảm không chỉ làm tăng sự thoải mái cho ngôi nhà của bạn mà chúng hoạt động như bộ lọc không khí, giúp giữ bụi và các hạt khác. Do đó bạn nên làm sạch thảm hàng ngày hoặc hàng tuần, điều này sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
6. Kiểm soát độ ẩm trong nhà
Nếu độ ẩm trong nhà quá cao có thể sinh ra nấm mốc, gây bệnh hô hấp, dị ứng và hen suyễn. Để hạn chế độ ẩm, bạn có thể sử dụng máy hút ẩm hoặc máy lạnh, máy lọc không khí và chuyển sang chế độ hút ẩm hoặc mở thêm cửa sổ phòng.
7. Đặt cây trồng trong nhà
Thực vật là bộ lọc không khí tự nhiên, do đó việc đặt một số cây trồng trong nhà có thể giúp cải thiện chất lượng không khí. Các loại cây nhỏ như dương xỉ và hoa loa kèn (nở trong nhà) và những cây cọ lớn hơn là lựa chọn tốt nhất để loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi không khí.