Báo chí tăng tốc chuyển đổi số

Phát biểu tại tọa đàm, ông Trần Trọng Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo TP.HCM cho rằng chuyển đối số là xu thế tất yếu trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có cả các cơ quan báo chí Việt Nam nói chung, và báo chí TP.HCM nói riêng.

Theo ông Dũng, dịch COVID-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề, trong đó có báo chí TP.HCM. Dù vậy, các cơ quan báo chí ở TP.HCM tùy theo khả năng của từng đơn vị đã tham gia chuyển đổi số như ra mắt sản phẩm báo chí mới trên nhiều nền tảng, áp dụng công nghệ trong các khâu nội dụng, kỹ thuật, phát hành…

Mặc dù có thu được kết quả song còn rất khiêm tốn và nhiều hạn chế, khó khăn như nhận thức và năng lực thực hiện, nguồn nhân lực, tài chính, phát triển và khai thác sản phẩm số, kinh tế số...

Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại tọa đàm, gợi mở một số giải pháp, cơ chế, chính sách của TP trong việc chuyển đổi số báo chí TP.HCM.

Tọa đàm cũng nhận được ý kiến đóng góp từ ông Dương Anh Đức, Thành ủy viên-Phó chủ tịch UBND TP.HCM. Ông Đức thay mặt lãnh đạo TP đến dự và có bài phát biểu quan trọng về những quan điểm chỉ đạo, định hướng cũng như gợi mở một số giải pháp, cơ chế, chính sách... của TP nhằm hỗ trợ tiến trình chuyển đổi số báo chí TP.

Theo đánh giá từ các diễn giả tham gia tọa đàm, nếu không kịp thời có những giải pháp từ nội lực cũng như hỗ trợ của TP, sẽ không đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc, khan thính giả. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tuyên truyền, vị thế, chức năng định hướng dư luận.

Tại tọa đàm, lãnh đạo một số cơ quan báo chí đã trình bày các tham luận về nhiều vấn đề như: “Chuyển đổi để dẫn đầu” của đại diện báo Nhân Dân, “Về bảo vệ bản quyền” (Báo Pháp Luật TPHCM), “Chuyển đổi số- Cần ngay cú hích tư duy” (Bbáo SGGP), “Số hóa radio: Thay đổi tư duy và hành đông” (Đài TNND TP-VOH),"Chuyển đổi số tại báo Tuổi trẻ-Những thách thức” (Báo Tuổi trẻ), “Thách thức chuyển đổi số và những đề xuất từ thực tiễn” (Báo Người lao động), “Kinh nghiệm chuyển đổi số” (Báo Thanh niên)…

Ông Mai Ngọc Phước, TBT Báo Pháp Luật TP.HCM cho rằng muốn chuyển đổi số tốt các cơ quan báo chí cần phối hợp xây dựng hệ thống bảo vệ bản quyền tốt hơn trên không gian mạng.

Phiên thảo luận còn nhận được góp ý, giải pháp về công nghệ cho việc chuyển đổi số từ đại diện một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN (VNPT), Tập đoàn FPT, Công viên phần mềm Quang Trung(QTSC), Công ty CP đầu tư thương mai và phát triển công nghệ (FSI)…

Thay mặt BTC, ông Lâm Đình Thắng -Thành ủy viên, Giám đốc Sở TTTT TP, đã phát biểu kết luận buổi tọa đàm, tóm lược các nhóm ý kiến đề xuất, các giải pháp để chuyển đổi số các cơ quan báo chí. Từ đó xây dựng kế hoạch chuyển đổi số toàn diện cho các cơ quan báo chí từ nay tới 2025 và tầm nhìn 2030 của Sở TTTT TPHCM.

Cũng trong sáng 23-12, Hội nhà báo TP.HCM đã chính thức công bố quyết định thành lập Câu lạc bộ Phóng viên Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số (CNTT& CĐS), chỉ định Ban chủ nhiệm lâm thời do nhà báo Bùi Bửu Hà –Phó Trưởng VP đại diện báo Đầu tư tại TPHCM làm chủ nhiệm.

Cũng trong dịp này, Hội nhà báo TP và Sở TTTT cũng phát động và công bố Điều lệ Giải Báo chí viết về Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số TP.HCM, lần thứ I - năm 2022, dự kiến tổng kết và trao giải vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống ngành TTTT 28/8/2022.

 

Đọc thêm