Sleep và Hibernate, sử dụng sao cho đúng?


1) Chế độ Sleep là gì?
Người dùng có thể kích hoạt chế độ Sleep thông qua một tùy chọn có sẵn trên hệ điều hành, hoặc gập máy lại nếu đang sử dụng laptop. Khi chuyển sang chế độ nghỉ ngơi, máy tính sẽ sử dụng rất ít năng lượng và nguồn điện được sử dụng cho màn hình, ổ cứng hay các cổng (kể cả các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa ngoài) sẽ bị ngắt kết nối hoặc đẩy ra.

Sleep và Hibernate, sử dụng sao cho đúng? ảnh 1

Trong khi đó, những dữ liệu và tài liệu hiện hành vẫn sẽ được lưu trữ trên bộ nhớ RAM của máy tính, cho phép người dùng có thể sử dụng ngay lập tức mỗi khi mở màn hình máy tính lên. Tuy nhiên, vì bộ nhớ RAM được làm từ các module flash nên dữ liệu rất dễ bị mất. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã lưu lại các tài liệu quan trọng trước khi Sleep máy.
2) Chế độ Hibernate là gì?
Chế độ Hibernate có sẵn trên Windows và Linux, nhưng không phải là một lựa chọn tiêu chuẩn trên Mac. Nó hoạt động với nguyên tắc tương tự Sleep, tuy nhiên nó cắt giảm điện năng cho RAM tốt hơn. Tất cả dữ liệu trên RAM sẽ được ghi vào ổ cứng để tránh nguy cơ bị mất dữ liệu trong trường hợp mất điện.

Sleep và Hibernate, sử dụng sao cho đúng? ảnh 2

Người dùng có thể thoát khỏi chế độ này bằng cách nhấn nút nguồn, lúc này, các dữ liệu trước đó sẽ được đẩy lại cho RAM và đưa máy tính trở về trạng thái trước khi ngủ đông. Hiệu quả của cả hai chế độ này là như nhau, ngoại trừ thời gian phục hồi từ chế độ Hibernate sẽ lâu hơn, có thể sẽ mất từ 30 giây đến một vài phút. Tuy nhiên, dường như là chế độ này cũng đã bị loại bỏ trong Windows 10.
Lưu ý, chế độ Hibernate sẽ không có sẵn cho người dùng Mac, bởi nó sử dụng một chế độ khác được gọi là Safe Sleep và tự động kích hoạt khi pin máy tính còn ít hoặc đang ở chế độ nhàn rỗi. Apple nói rằng, một máy Mac được xài đầy có thể kéo dài chế độ chờ lên đến 30 ngày mà không cần phải cắm điện.
Kết luận
Không có khác biệt gì nhiều giữa 2 chế độ, nhìn chung Sleep sẽ thuận tiện hơn khi bạn là người thường hay di chuyển, trong khi Hibernate lại tỏ ra vượt trội khi bạn không sử dụng máy tính trong một thời gian dài.
Trở về trang chủ

Đọc thêm