Theo những thông tin từ website này, Bắc Kinh đã lập một quỹ để mua cổ phiếu từ những thành viên sáng lập của Facebook đủ lớn để “làm nên chuyện”. Thêm vào đó, cũng có tin đồn Citibank đang cố gắng huy động 1,2 tỉ USD từ 2 quỹ đầu tư lớn: một từ Trung Đông và một từ Trung Quốc.
Business Insider cũng dẫn nguồn từ bên thứ 3 – ngân hàng đầu tư rất có thế lực ở Silicon Valley – xác nhận rằng ngân hàng Citibank đại diện cho Trung Quốc.
Có đúng là Bắc Kinh sẽ mua lại một phần mạng xã hội của Mark Zuckerberg? Business Insider bày tỏ một chút quan ngại về việc người Trung Quốc sẽ xem được tất cả hình hình ảnh và những gì 700 triệu người dùng trung thành của Facebook tải lên mỗi ngày.
Và đây là câu trả lời của người sáng lập Facebook cho Bắc Kinh: Zuckerberg đã ghé thăm Trung Quốc vào tháng 12 vừa qua và có kế hoạch quay trở lại trong tháng 9 trong nỗ lực tiếp cận cộng đồng trực tuyến lớn nhất thế giới tại đây – 457 triệu người.
“Một trong những lí do các công ty Mỹ vấp ngã tại Trung Quốc là chính phủ có xu hướng bảo vệ doanh nghiệp địa phương”. Business Insider chỉ ra rằng: “Cách chắc chắn để điều này không xảy ra là cho phép chính phủ sở hữu cổ phần”.
Tuy nhiên, người Trung Quốc không tự mãn suông. Zuckerberg, trong một bài phỏng vấn đã đề cập “hi vọng Facebook sẽ tạo nên sự thay đổi trong Trung Quốc – như đã làm được với Ai Cập và Tuynidi” sau những thất bại lịch sử của Yahoo, Google hay Microsoft.
Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg bày tỏ “dè dặt với việc Facebook có thể kinh doanh tại đây”. Nếu bà không thắng trong cuộc tranh luận với Zuckerberg và Facebook tiến vào thị trường Trung Quốc, công ty sẽ bị yêu cầu kiểm duyệt cả trong và ngoài Trung Quốc”. Tất nhiên, một khi trở thành “Facebook mang màu sắc Trung Quốc” sẽ dẫn tới hiệu ứng tiêu cực – các trang mạng xã hội khác sẽ thừa thời cơ ngóc dậy và đánh cắp người dùng từ Facebook.
Chỉ một lựa chọn mở rộng thị trường sai lầm, các thiên tài nước Mỹ sẽ bị trừng phạt.
Theo Du Lam (ICTnews / Forbes)