Tình trạng bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), Facebook đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh chung và niềm tin của người tiêu dùng.
Việc giả mạo Facebook để bán hàng giả vốn chẳng phải là mới, và nó ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề chứ không riêng các sản phẩm công nghệ. Làm thế nào để nhận diện được chiêu trò lừa đảo dạng này?
Chuyên gia chia sẻ 7 cách nhận diện video giả mạo khuôn mặt
(PLO)- Công nghệ Deepfake hiện đang bị tội phạm mạng lợi dụng để tạo ra các video giả mạo khuôn mặt nhằm lừa đảo người dùng.
Giả mạo Facebook để bán hàng giả
Đầu tiên kẻ gian sẽ tạo ra các fanpage Facebook giả mạo những thương hiệu lớn, ví dụ như Samsung, Sam Center VN, SoundMax… Sau đó sử dụng hình ảnh trái phép của những sự kiện khác, viết thêm nội dung đại loại như tri ân khách hàng nên giảm giá 50-90% tai nghe không dây, loa không dây và lừa người dùng nhấp vào liên kết đính kèm.
Bên dưới các bài đăng là những bình luận “mồi” của kẻ gian, đánh vào hội chứng tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO) để dụ người dùng sập bẫy.
Khi bấm vào liên kết đính kèm, bạn sẽ được chuyển hướng đến các trang web giả mạo từ URL (liên kết trang), giao diện, hình ảnh cho đến thông tin sản phẩm… và đặc biệt là mức giá chỉ bằng khoảng 1/5 so với hàng thật.
Ví dụ như mẫu tai nghe Samsung Buds 2 Pro chính hãng hiện đang có giá gần 3 triệu đồng, nhưng các trang này chỉ bán với giá 599.000 đồng, hay loa Marshall với giá chỉ vài trăm ngàn đồng. Thực chất đây chỉ là hàng giả, có ngoại hình giống hàng chính hãng nhưng chất lượng kém hơn nhiều.
Hàng giả có thông tin đầy đủ như hàng chính hãng, tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều mục trên trang web không hoạt động. Đơn cử như địa chỉ cửa hàng không có thật, số điện thoại liên hệ luôn khóa hoặc trong tình trạng thuê bao không liên hệ được.
Trước đó không lâu, đại diện của hệ thống SamCenter Việt Nam cũng lên tiếng cảnh báo trên Facebook về việc bị nhiều trang giả mạo thương hiệu, bán tai nghe Samsung Buds 2 Pro giả.
“Bộ phận CSKH của SoundMax gần đây nhận được một số phản ánh của khách hàng về chất lượng sản phẩm, nhưng không phải sản phẩm do công ty phân phối. Kẻ gian đã sử dụng con dấu giả và mã số thuế của công ty để đưa vô mục bảo hành, gây mất uy tín thương hiệu.”
Cần làm gì để tránh mua nhầm hàng giả?
Mức giá rẻ đáng ngờ là một trong những điểm bạn cần lưu ý khi mua hàng online. Ví dụ như một sản phẩm có giá 2-3 triệu đồng, nhưng lại được giảm đến 50-70% chỉ còn vài trăm ngàn thì đây cũng là điều cần phải xem xét lại, nhiều khả năng là hàng giả.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng nên chọn mua sản phẩm từ những gian hàng chính hãng (Mall), hệ thống bán lẻ lớn hoặc trang web chính thống của thương hiệu để được khuyến mãi, bảo hành tốt nhất.
Trao đổi với PLO, đại diện truyền thông của Shopee cho biết công ty nghiêm cấm các hành vi vi phạm pháp luật và có chính sách kiểm soát chặt chẽ.
“Chúng tôi thường xuyên tiến hành các biện pháp sàng lọc chủ động khác nhau để xác định và xử lý các sản phẩm/nhà bán hàng vi phạm. Đối với các trường hợp vi phạm, tùy vào từng mức độ, chúng tôi sẽ tiến hành gỡ bỏ sản phẩm, xử lý từ cảnh cáo cho đến khóa tài khoản vĩnh viễn đối với người bán”, nội dung trong email phản hồi.
Người dùng có thể khiếu nại, gửi báo cáo để yêu cầu gỡ bỏ các sản phẩm giả mạo. Theo đó, khi phát hiện các trường hợp vi phạm, bạn có thể liên hệ với Shopee thông qua hệ thống Tố cáo sản phẩm hoặc Tố cáo người dùng trong phần Menu.
Thực tế cho thấy đa số các sàn TMĐT đều có chính sách bảo vệ người bán lẫn người mua, tuy nhiên, việc thực thi đôi khi chưa hiệu quả.
Giải pháp hạn chế cuộc gọi giả mạo của Bộ TT&TT và nhà mạng
(PLO)- Bắt đầu từ ngày 27-10-2023, tất cả các cuộc gọi từ Bộ TTTT và nhà mạng sẽ hiển thị bằng tên định danh nhằm hạn chế cuộc gọi giả mạo.