Các vụ lừa đảo giả giọng nói
Trước đó không lâu, giám đốc điều hành của một công ty năng lượng có trụ sở tại Anh đã bị lừa 233.000 USD vì nghĩ rằng mình đang nói chuyện với “ông chủ” tại công ty mẹ, sau khi ông này yêu cầu chuyển tiền cho một nhà cung cấp.
Giọng nói rất thuyết phục, với giọng Đức nhẹ và nhịp điệu trong lời nói, đến nỗi vị giám đốc điều hành đã làm theo mà không do dự.
Một người phụ nữ nhận được cuộc gọi từ “cháu trai” của mình thông báo rằng cậu bị tai nạn và đang ở tù. Giọng nói, sự do dự, những từ ngữ thân mật quen thuộc… tất cả đều chính xác một cách kỳ lạ. Tuy nhiên, người phụ nữ này đã cảm thấy có điều gì đó không ổn khi “cháu trai” liên tục đề cập đến việc cần tiền.
Trong thời đại của TikTok, Facebook, Instagram, Snapchat, LinkedIn và YouTube, nơi chúng ta truyền tải cuộc sống (và tiếng nói) của mình ra thế giới, những kẻ lừa đảo đã lạm dụng những thông tin này để giả giọng nói, khuôn mặt… và sử dụng nó cho các mục đích xấu.
5 cách phát hiện thủ đoạn lừa đảo giả giọng nói
- Kiểm tra thông tin người gọi: Nếu cuộc gọi đến từ một số mà bạn không nhận ra hoặc thậm chí tệ hơn là số điện thoại bị ẩn, bạn hãy cẩn trọng và cúp máy ngay lập tức.
- Xác minh bằng video: Hiện tại có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ gọi video, việc này có thể sẽ giúp bạn xác minh thông tin người gọi chính xác hơn.
- Từ khóa bí mật: Bạn có thể nghĩ ra một từ hoặc cụm từ bí mật dùng để xác thực giữa hai người, đây là một trong những phương pháp đơn giản nhất để hạn chế bị lừa.
- Câu giờ: Nếu giọng nói ở đầu bên kia nói rằng họ đang gặp rắc rối, chẳng hạn như gặp tai nạn hoặc đang bị giam giữ, cần tiền để được giúp đỡ. Ngay lập tức bạn hãy cố gắng liên hệ với người đó bằng các phương tiện khác trước khi hỗ trợ.
- Chuyện tiền bạc: Nếu ai đó yêu cầu chuyển khoản ngân hàng hoặc thanh toán Bitcoin, hãy thận trọng. Các trường hợp khẩn cấp thực sự không đi kèm với các yêu cầu thanh toán cụ thể, mờ ám.
Hiện tại chi phí để giả giọng nói tương đối rẻ, do đó, bạn đọc nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản để tránh bị lừa bởi trò giả giọng nói và khuôn mặt mà trước đó Kỷ Nguyên Số đã từng đề cập trong bài viết này.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài đặt ứng dụng giả mạo
(PLO)- Tình trạng lừa đảo cài đặt ứng dụng giả mạo liên tục xuất hiện, mặc dù cơ quan chức năng và ngân hàng liên tục cảnh báo nhưng vẫn có một số người mắc bẫy của kẻ gian.