Trong 5 năm tới, Ford, GM, Tesla, Lyft, Google... đều có kế hoạch đưa một số mẫu xe tự lái sẵn sàng cho mục đích thương mại. Ước tính đến năm 2030, những chiếc xe không người lái có thể chiếm đến 60% doanh số bán ô tô tại Mỹ. Dù các công ty có những lý do riêng để đầu tư vào công nghệ này nhưng tất cả đều đồng ý rằng, một trong những lợi ích lớn nhất của ô tô tự lái là mức độ an toàn cao hơn.
Xe tự lái “học” như thế nào?
Để một chiếc xe tự lái có thể vận hành, đầu tiên bạn sẽ lái xe hàng trăm xe dặm để thu thập dữ liệu cho cảm biến. Sau đó bạn sẽ xử lý dữ liệu đó trong một trung tâm dữ liệu xác định các đối tượng thu nhận được theo từng khung hình.
"Ban đầu, các máy tính không biết bất cứ điều gì. Chúng ta phải dạy nó. Nếu chúng ta muốn dạy xe nhận ra người đi bộ, chúng ta sẽ đưa hình ảnh của người đi bộ vào, hàng triệu hình ảnh người đi bộ vì họ trông khác nhau. Càng nhiều dữ liệu được đưa vào, xe có thể nhận ra càng nhiều. Và chúng tôi làm điều tương tự với người đi xe đạp, xe hơi, xe tải. Chúng tôi làm điều đó vào các thời điểm khác nhau trong ngày và ở điều kiện thời tiết khác nhau".
Trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của công nghệ và trí tuệ nhân tạo, chúng ta sẽ có những chiếc xe tự lái thông minh và gần như không có điểm yếu.
Sở hữu nhiều cảm biến
Có rất nhiều cảm biến trên xe tự lái.
Xe tự lái được thiết kế với khả năng nhận biết thế giới xung quanh. Chúng sử dụng hàng loạt các cảm biến để thu thập dữ liệu về môi trường để có thể vận hành trong một môi trường thay đổi liên tục. Về cơ bản, các công ty phát triển xe tự lái thực sự đang cố gắng mô phỏng cách thức con người lái xe thông qua việc sử dụng các cảm biến.
"Là một con người bạn có giác quan, có đôi mắt, có đôi tai, và đôi khi có xúc giác, bạn sẽ cảm nhận được đường đi. Một chiếc xe tự lái của bạn sẽ phải thay thế những giác quan này" - Danny Shapiro, giám đốc cấp cao mảng kinh doanh ô tô của Nvidia, chia sẻ với Business Insider.
Xe ô tô tự lái sử dụng một số cảm biến như máy ảnh, radar, laser và cảm biến siêu âm. GPS và công nghệ bản đồ cũng được sử dụng để giúp chiếc xe xác định chính xác vị trí. Tất cả trong số này có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, nhưng về cơ bản chúng cho phép rất nhiều dữ liệu được đưa vào xe.
Một bộ não đặc biệt
Tất cả các dữ liệu được thu thập sau đó được đưa vào hệ thống máy tính của xe hơi, hay được gọi là "bộ não" và được xử lý để chiếc xe có thể đưa ra quyết định.
"Bộ não" đặc biệt của xe tự lái.
Một trong những công ty hàng đầu xây dựng não bộ cho những chiếc xe tự lái là Nvidia. Thực tế, hệ thống Autopilot mà hãng xe Tesla sử dụng là Drive PX2 của Nvidia. Drive PX2 là một nền tảng máy tính mạnh mẽ sử dụng một loạt các chip và phần mềm của Nvidia nhằm mục đích đưa tất cả các dữ liệu từ các cảm biến trên xe tự lái để xây dựng môi trường vận hành xe với một mô hình ba chiều.
"Trong não của xe, nó gần như giống như một trò chơi video. Chúng ta cần phải tái tạo lại thế giới trong một không gian 3D ảo", Danny Shapiro chia sẻ thêm. Để làm điều này, Nvidia và các công ty khác phát triển xe hơi không người lái sử dụng công nghệ gọi là học máy.