Số liệu của Trend Micro trong sáu tháng đầu năm 2018 cho thấy có hơn 1 tỉ file, email và các URL liên quan đến mã độc được phát hiện ở Việt Nam - cao nhất trong khu vực Đông Nam (SEA).
Đa phần các hiểm họa được phát hiện tại Việt Nam đến từ email, với 94%. Điều này chứng minh tội phạm mạng vẫn không ngừng lợi dụng hình thức phổ biến nhất trong giao tiếp giữa các doanh nghiệp và tổ chức. Những ví dụ về các hiểm họa qua con đường email có thể kể đến spam, phishing và mã độc trong các file đính kèm những email lừa đảo dựa vào mối quan hệ xã hội.
Mã độc được phát hiện nhiều nhất ở Việt Nam là mã độc mã hóa dữ liệu (ransomware) chiếm 8% và mã độc nhắm vào các hoạt động ngân hàng trực tuyến.
“Thiệt hại trung bình cho mỗi sự cố rò rỉ dữ liệu là 4 triệu USD trong năm 2017, đây là con số thiệt hại do rò rỉ dữ liệu cao nhất từ trước đến nay” ông Dhanya Thakkar, Phó tổng Giám đốc điều hành của Trend Micro, phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi chia sẻ.
Doanh nghiệp cần làm gì để tự bảo vệ ?
Cần làm gì để hạn chế?
Bạn nên xem xét sử dụng giải pháp bảo mật cho email, giúp giảm thiểu thời gian dành cho công tác quản lý.
Tương tự, người dùng cũng cần cài đặt các giải pháp bảo mật có khả năng công ty khỏi các cuộc tấn công bằng cách áp dụng các thông tin hiểm họa mới nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp còn vá được các lỗ hổng bảo mật mà không lo ngừng trệ công tác vận hành. Quan trọng hơn tất cả, khả năng phát hiện và ngăn chặn sự sửa đổi trái phép tới các file và dịch vụ quan trọng của hệ thống, với những tính năng bảo mật như giám sat tính toàn vẹn, kiểm soát ứng dụng.
Ở mức bảo vệ hệ thống mạng, cần có khả năng kiểm soát và chặn các kết nối ra và vào hệ thống, các kết nối liên quan tới tấn công được phát động ngay bên trong bản thân hệ thống theo thời gian thực. Ứng dụng các kỹ thuật máy học (machine learning techniques) để có thể tự động đưa ra các quyết định kịp thời ngăn chặn các kết nối mã độc một cách chính xác.