Các công ty công nghệ đã ‘làm hư’ nhân viên như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Các công ty công nghệ đã ‘làm hư’ nhân viên bằng những đặc quyền riêng trong nhiều năm qua, điều này đã làm tăng cảm giác về ngoại lệ.

Cuộc chạy đua để mang lại những đặc quyền tốt nhất

Laurie Swanson, một nhà tuyển dụng tại InspiHER Tech nói rằng, khi các công ty như Google, Facebook và Salesforce phát triển thành những gã khổng lồ như ngày nay, họ dường như bất chấp các quy tắc, chiều chuộng nhân viên với những đặc quyền riêng biệt, đơn cử như dịch vụ massages, bàn chơi bóng bàn và đồ ăn miễn phí.

Theo Layoffs.fyi, việc tuyển dụng quá nhiều trong thời kỳ cao điểm của đại dịch đã buộc Google, Meta, Microsoft và Amazon cắt giảm hơn 50.000 việc làm.

Chia sẻ với Insider, Vijay Govindarajan, giáo sư tại Trường Kinh doanh Tuck thuộc ĐH Dartmouth, cho biết từ những năm 1980, các công ty công nghệ đã hướng đến văn hóa văn phòng cởi mở, thân mật hơn để khơi dậy sự đổi mới. Văn phòng mở, nhà bếp chung, đồ ăn miễn phí… đã khuyến khích nhân viên tập hợp và chia sẻ ý tưởng.

Và những đặc quyền này cũng trở thành công cụ tuyển dụng khi các công ty muốn thu hút và giữ chân nhân tài.

Các công ty công nghệ thường có văn phòng mở, nhiều tiện ích đi kèm. Ảnh: Pexels

Các công ty công nghệ thường có văn phòng mở, nhiều tiện ích đi kèm. Ảnh: Pexels

Google thu hút nhân viên bằng phòng tập thể dục tại chỗ, dịch vụ massages… và một số tiện ích khác tùy thuộc vào khuôn viên.

Trong khi đó Microsoft trả tiền chăm sóc sức khỏe cho nhân viên, Apple chiêu đãi nhân viên bằng bia, đồ ăn miễn phí và các buổi hòa nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng như Maroon 5.

Meta lắp đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nha khoa tại chỗ, cùng với dịch vụ giặt khô và cửa hàng sửa chữa xe đạp.

Tờ New York Times đưa tin, Google đã tăng lương cho các vị trí mới bắt đầu lên tới 20.000 USD để duy trì hoạt động của hệ thống liên kết từ đại học đến công ty.

Đồ ăn thức uống thường được cung cấp miễn phí tại các công ty công nghệ. Ảnh: Pexels

Đồ ăn thức uống thường được cung cấp miễn phí tại các công ty công nghệ. Ảnh: Pexels

Thực tế đặt ra cho ngành công nghệ

Các đợt sa thải gần đây diễn ra sau một giai đoạn tuyển dụng ồ ạt trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, dịch chuyển từ làm việc trực tiếp sang làm việc từ xa.

Cụ thể, Amazon, Meta và Salesforce đã tăng gần gấp đôi lực lượng lao động từ năm 2019-2022 với mức tăng trưởng gần 100% về số lượng nhân viên, trong khi Apple chỉ tăng khoảng 20% số lượng nhân viên.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế bắt đầu suy thoái, nhiều nhân viên công nghệ đã bị sa thải bất ngờ. Những người vẫn còn trong biên chế đã bị bỏ lại với cảm giác tội lỗi và lo lắng về việc liệu họ có phải là người tiếp theo hay không.

Apple cho đến nay vẫn là một trong số ít công ty công nghệ hạn chế cắt giảm nhân sự. Theo một báo cáo gần đây của Bloomberg, chính những sự khác biệt trong việc tuyển dụng đã giúp Apple vượt qua giai đoạn đầy thách thức hiện nay mà không cần sa thải nhân viên.

Công nghệ giống như giải pháp cho nhiều thứ đến nỗi nó tạo ra suy nghĩ của một số nhân viên rằng họ là ngoại lệ, cho đến khi bị sa thải.

Nhiều nhân viên công nghệ bất ngờ khi bị sa thải. Ảnh: Pexels

Nhiều nhân viên công nghệ bất ngờ khi bị sa thải. Ảnh: Pexels

Đọc thêm