Bốn công cụ giúp phát hiện phần mềm gián điệp

Điển hình như vụ Lenovo lén cài đặt phần mềm LSE trong BIOS để thu thập thông tin người dùng. Dưới đây là bốn công cụ mà bạn có thể tự kiểm tra xem máy tính của mình có bị theo dõi hay không.

- SpyDetect (http://www.worktime.com/spydetectfree/), sau khi cài đặt, người dùng chỉ cần kích vào nút Am I Being Spied On để chương trình tự động quét các keyloggers (ghi lại các thao tác của người dùng, ăn cắp mật khẩu, tên đăng nhập…) trên máy, nếu kết quả trả về là Probably Not thì thiết bị của bạn an toàn.

- Malwarebytes Anti-Malware (https://www.malwarebytes.org/) vốn là một cái tên khá nổi tiếng trong làng bảo mật, ứng dụng có khả năng tìm và tiêu diệt rất nhiều loại phần mềm độc hại, gián điệp, trojan… Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn hãy cập nhật cơ sở dữ liệu rồi chọn vào các chế độ quét tương ứng.


Người dùng có thể tự kiểm tra xem máy tính của mình có bị theo dõi hay không. Ảnh: INTERNET

- TCPView (http://goo.gl/x987Y) là một ứng dụng cho phép người dùng biết được các dịch vụ mà máy tính đang kết nối thông qua Internet. Bên góc trái ứng dụng là tên các tiến trình, còn cột State chính là trạng thái kết nối. Nếu thấy tiến trình nào hơi lạ hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, bạn có thể dừng nó lại rồi lên Google để tìm kiếm thêm thông tin, sau đó có hướng xử lý thích hợp.

- CurrPorts (http://www.nirsoft.net/utils/cports.html) chương trình sẽ liệt kê tỉ mỉ toàn bộ hoạt động trên hệ thống bao gồm cổng kết nối (port), các điểm mà ứng dụng đang kết nối đến (Remote Address, Remote Host Name)… Nhìn chung đây là một công cụ khá hữu ích và là một ứng dụng bổ sung tuyệt vời cho Windows.

Đọc thêm