Qua vụ việc hai nữ sinh sử dụng Facebook để hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn ở phố đi bộ Nguyễn Huệ chúng ta có thể thấy, cả hai đối tượng trên đều là nữ, được gọi là “hot girl” và có nhiều fan hâm mộ trên Facebook.
Hẹn gặp nhau trên mạng để gây chiến ngoài đời thật. Ảnh: internet
Còn nhớ cách đây không lâu, công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) cũng đã bắt giam bốn người về tội chém người khác bị thương tật 49% do mâu thuẫn trên Facebook. Trong đó đối tượng lớn tuổi nhất chỉ mới sinh năm 1999 (tức 16 tuổi), có thể thấy tuổi đời của các đối tượng gây án ngày càng trẻ hóa và mất hết nhân tính.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều vụ án khác chỉ vì nói xấu nhau trên mạng xã hội ảo mà hai nữ sinh lớp 8, 9 đã đánh nhau đổ máu tại Thanh Hóa. Từ khi nào mà bạo lực đã trở thành phương pháp để giải quyết mâu thuẫn?!
Hậu quả đầu tiên khi đưa những mâu thuẫn trên Facebook ra ngoài đời thực để giải quyết là tổn hại về mặt hình ảnh, đặc biệt nếu bạn là người nổi tiếng thì sẽ bị điểm trừ rất lớn trong mắt của mọi người.
Hậu quả thứ hai là ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi lẽ nếu cơ quan chức năng không đến kịp thì không biết hậu quả sẽ ra sao, có người đã từng bị chém đến thương tật vĩnh viễn 10%, 49% và thậm chí là mất cả mạng.
Đánh nhau rồi tung hình lên mạng. Ảnh : internet
Đặc biệt tâm lý đám đông là các rất đáng sợ hiện nay, bởi các bạn trẻ thường đi cổ vũ đánh nhau vì nghĩ rằng đây là một câu chuyện vui để giải trí, lâu lâu mới có phim xem,… nhưng đó chính là biểu hiện của sự kém ý thức và không có văn minh.