Thương mại điện tử tại Việt Nam tăng 11%

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(PLO)- Từ năm 2022 đến 2023, thương mại điện tử tại Việt Nam tăng 11%, hướng đến mục tiêu tổng giá trị hàng hóa đạt 24 tỉ USD trong năm 2025.

Xu hướng kinh tế số tại Việt Nam

Đây là thông tin vừa được Google, Temasek và Bain & Company công bố trong báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 8 với chủ đề “Chinh phục đỉnh cao mới: Hướng tới hành trình tăng trưởng có lợi nhuận”, cập nhật xu hướng kinh tế số của sáu quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Bất chấp những biến động của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của khu vực vẫn tiếp tục tăng và dự kiến đạt 218 tỉ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY).

Tăng trưởng GMV trong hai năm tới sẽ được ‘dẫn dắt’ bởi thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Đại diện Google, Bain & Company chia sẻ thông tin về nền kinh tế số Đông Nam Á. Ảnh: MINH HOÀNG

Thống kê cho thấy, Việt Nam tiếp tục là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, hai năm liên tiếp (2022 và 2023).

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỉ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỉ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỉ USD vào năm 2025. Tăng trưởng GMV trong hai năm tới sẽ được ‘dẫn dắt’ bởi thương mại điện tửdu lịch trực tuyến.

Ông Andrea Campagnoli, Trưởng văn phòng kiêm Đối tác Sáng lập của Bain & Company tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam thể hiện sự tăng trưởng tích cực về khối lượng đầu tư trong nửa đầu năm 2023 so với năm ngoái. Đây là minh chứng cho niềm tin của các nhà đầu tư đối với tiềm năng dài hạn của đất nước”.

Ông Andrea Campagnoli, Trưởng văn phòng kiêm Đối tác Sáng lập của Bain & Company tại Việt Nam. Ảnh: MINH HOÀNG
Ông Andrea Campagnoli, Trưởng văn phòng kiêm Đối tác Sáng lập của Bain & Company tại Việt Nam. Ảnh: MINH HOÀNG

Ngành du lịch sẽ phục hồi hoàn toàn trong năm 2023

Thương mại điện tử tại Việt Nam tăng 11% từ năm 2022 đến 2023 và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) kỳ vọng tăng 22% đến năm 2025, hướng đến mục tiêu tổng giá trị hàng hóa đạt 24 tỉ USD trong năm 2025.

Ngành du lịch được dự báo sẽ hoàn toàn hồi phục trong năm nay, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch nội địa.

Du lịch trực tuyến đã tăng 82% trong năm qua và kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tăng 21% từ 2023 đến 2025, với mức GMV dự kiến đạt 7 tỉ USD. Mặc dù khách du lịch Trung Quốc vẫn chưa quay trở lại hoàn toàn, sự hồi phục của các đường bay quốc nội và quốc tế sau đại dịch đã góp phần thúc đẩy cho ngành du lịch Việt Nam.

Các lĩnh vực quan trọng khác tiếp tục phát triển và góp phần thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam bao gồm ngành Vận tải và Thực phẩm (Dịch vụ giao đồ ăn) và Truyền thông Trực tuyến.

Lĩnh vực này đã tăng trưởng 10% từ 2022 đến 2023, dự kiến CAGR tăng 16% trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 và dự báo đạt 4 tỉ USD vào năm 2025.

Trong bối cảnh sôi động của ngành truyền thông số tại Việt Nam bởi nhu cầu nội địa cao và sự năng động của các doanh nghiệp địa phương.

Gaming, đặc biệt là game mobile, đang phát triển đặc biệt nhanh chóng, với việc một số nhà phát triển game trong nước đã thu được nhiều thành công trên trường quốc tế.

Các nhà cung cấp dịch vụ nghe nhạc trực tuyến theo yêu cầu cũng tiếp tục giữ vai trò nổi bật, ngay cả khi nạn vi phạm bản quyền đang gây khó khăn cho mô hình này.

Ông Marc Woo, Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: MINH HOÀNG
Ông Marc Woo, Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: MINH HOÀNG

Ông Marc Woo, Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ: “Nền kinh tế số Việt Nam đang phát triển đúng hướng. Các lĩnh vực quan trọng dự kiến sẽ tiếp tục phát triển dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, điển hình như lĩnh vực Nội dung kỹ thuật số, mà phần lớn đóng góp đến từ ngành công nghiệp game với nhiều studio game Việt đã đạt được những thành công ở cấp độ toàn cầu.”

Đọc thêm