Người dân vùng bão Noru có thể tìm kiếm sự trợ giúp nhờ tính năng này

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Mới đây, Zalo đã khởi động lại tính năng “Tìm kiếm trợ giúp trong bão lũ”, cho phép người dân tìm kiếm sự giúp đỡ nhanh chóng từ cộng đồng.

Cụ thể, với tính năng này người dùng có thể mô tả nhanh tình trạng, kèm số điện thoại và vị trí chính xác của mình đến người thân, bạn bè nhanh chóng, tạo điều kiện cho việc ứng cứu dễ dàng hơn.

Hiện tính năng đang được triển khai tại 5 tỉnh thành bị ảnh hưởng trực tiếp từ bão Noru là Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

tim-kiem-tro-giup-bang-zalo

Cách tìm kiếm sự trợ giúp bằng Zalo

Cụ thể, đối với tài khoản Zalo của những người dùng ở vùng bão, tại giao diện “Nhật ký” trên Zalo có thể dễ dàng nhìn thấy banner tìm kiếm sự giúp đỡ. Tại đây, người dùng có hai lựa chọn:

1. “Tôi cần giúp đỡ”: Người dùng sẽ cung cấp vị trí chính xác hiện tại, và điền các thông tin cơ bản như họ tên, số điện thoại, và các ghi chú thêm (nếu có). Sau đó, Zalo sẽ chia sẻ thông báo lên cửa sổ “Nhật ký” để bạn bè, người thân trên Zalo dễ dàng theo dõi và liên hệ với bạn.

toi-can-giup-do

2. “Tôi an toàn”: Chức năng này giúp người dân trong vùng lũ thông báo, cập nhật trạng thái an toàn của mình cho mọi người theo dõi trên Zalo.

toi-an-toan

Song song đó, tài khoản Zalo “BCĐ Quốc gia Phòng chống thiên tai” và các tỉnh miền Trung như: Zalo “Tổng Đài 1022 Đà Nẵng”, Zalo “1022 Quảng Nam”, Zalo “Chính quyền điện tỉnh Bình Định”, Zalo “Trung tâm HueIOC” cũng cập nhật diễn biến của bão Noru, tình hình thời tiết, các khu vực nguy hiểm, sạt lở, công tác triển khai ứng phó và các chỉ dẫn của chính quyền nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Rạng sáng 28-9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết tâm bão Noru đã nằm trên khu vực đất liền từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi. Lúc 4h, sức gió mạnh nhất duy trì cấp 10-11, giật cấp 13 trên đất liền.

Nhà mạng huy động 2.000 nhân lực hỗ trợ người dân vùng bão

Về phía các nhà mạng, Viettel đã điều động nhân sự, trang thiết bị kỹ thuật để đưa vào hoạt động “Trung tâm điều hành mạng lưới (NOC) dã chiến” tại 11 tỉnh có thể bị ảnh hưởng bão.

NOC dã chiến sẽ thực hiện giám sát và điều hành trực tiếp tại địa phương thông qua các phần mềm do chính các kỹ sư Viettel phát triển như phần mềm Phòng chống thiên tai, Giám sát mạng Metro, phần mềm giám sát các chỉ tiêu mạng lưới NetBI nhằm đưa ra các phương án hành động cho nhân viên kĩ thuật.

viettel

Các hệ thống này giúp cho công tác cảnh báo, điều hành rút ngắn thời gian gấp 3 lần so với trước kia.

Song song các trang thiết bị, vật tư cũng đang khẩn trương được điều động từ các tỉnh lân cận để đảm bảo ứng cứu cho các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai. 4 xe cơ động, 164 máy phát điện, 150.000 m cáp quang trục, 15.000 măng xông, hơn 1.200 km cáp thuê bao đang được vận chuyển đến các vị trí xung yếu.

Ông Đào Xuân Vũ - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đang chỉ huy trực tiếp tại địa phương cho biết: “Chúng tôi đã chuẩn bị gấp 3 lần các đường chờ dự phòng cho mạng truyền dẫn, các đường cáp trục quốc gia, cáp liên tỉnh, liên huyện để sẵn sàng ứng cứu nhiều lần tại một vị trí, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi trường hợp.”

Đọc thêm