“Vào năm 2024, chúng tôi tin rằng các tổ chức sẽ được hưởng lợi từ cách tiếp cận thống nhất trong việc triển khai công nghệ mới, tập trung vào các khía cạnh đòi hỏi nhiều nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như quyền riêng tư, mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) và điều phối”, Rajesh Ganesan - Chủ tịch của ManageEngine cho biết.
OpenAI giới thiệu Sora, mô hình AI chuyển văn bản thành video
(PLO)- Sora là mô hình AI có thể tạo ra những video chân thực, giàu trí tưởng tượng từ những hướng dẫn bằng văn bản.
1. Quyền riêng tư và AI sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu
Năm 2023 chứng kiến sự xuất hiện của nhiều quy định về trí tuệ nhân tạo (AI) ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có chương trình Xác minh AI của Singapore, Lộ trình AI quốc gia giai đoạn 2021-2025 của Malaysia và Chiến lược AI quốc gia của Philippines. Đây là những dấu hiệu cho thấy việc áp đặt các chính sách tương tự trong tương lai là không thể tránh khỏi.
Tại Việt Nam, vào tháng 1-2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, nhằm xác định công nghệ mới này là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo một báo cáo từ IDC, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã tận dụng nền tảng pháp lý thuận lợi để khai thác tiềm năng của GenAI, với 2/3 các tổ chức đang tìm hiểu các ứng dụng mới tiềm năng hoặc đã đầu tư vào công nghệ này.
Với AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp, các công nghệ gây rối (như deepfakes và thực tế tăng cường) đe dọa quyền riêng tư và gây ra những rủi ro đáng kể. Các công nghệ này cần được giám sát chặt chẽ với cả mục đích sử dụng công khai và tư nhân.
2. Sức mạnh của việc điều phối
Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành chuyển đổi số. Quá trình này đã đặt ra thách thức về sự phân mảnh, chia dữ liệu thành nhiều phần riêng biệt và gây trở ngại cho luồng thông tin.
Doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề này bằng cách khai thác sức mạnh của việc điều phối, cho phép xây dựng các quy trình kỹ thuật số được kết nối với nhau, dẫn đến tự động hoá quy trình làm việc và đơn giản hoá các hoạt động.
3. Ưu tiên trải nghiệm số
Sau khi chuyển từ các phương pháp làm việc truyền thống sang nền tảng số, chúng ta sẽ thấy các tổ chức tích hợp các công cụ hiện đại để cung cấp một hành trình số hóa toàn diện và an toàn.
Vào năm 2024, chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp cũng sẽ áp dụng cách tiếp cận lấy danh tính làm trung tâm, đảm bảo rằng chỉ những cá nhân được ủy quyền mới được cấp quyền truy cập, từ đó bảo vệ danh tính và dữ liệu của họ.
4. Khả năng chống lại các cuộc tấn công mạng sẽ trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt
Công ty phân tích IDC chỉ ra rằng chi tiêu cho phần cứng, dịch vụ và phần mềm bảo mật ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm cả Nhật Bản) dự kiến sẽ đạt 36 tỉ USD vào năm 2023, tăng 16,7% so với năm trước.
Theo báo cáo của Bộ TTTT, doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 trong lĩnh vực ATTT của Việt Nam đạt 2.154 tỉ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xu hướng tăng cường đầu tư vào lĩnh vực ATTT cho thấy các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam đang dần quan tâm đến các biện pháp bảo vệ tài sản kỹ thuật số và dữ liệu số, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
5 tính năng AI tốt nhất trên Samsung Galaxy S24
(PLO)- Việc tận dụng tối đa các tính năng AI trên Samsung Galaxy S24 series sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất công việc, tiết kiệm thời gian cũng như tăng khả năng sáng tạo.