(PLO)- Bộ sưu tập sách giáo khoa, vở học sinh, dụng cụ học tập của anh Nguyễn Văn Đương (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) khiến nhiều người xúc động khi giúp tìm lại kỷ niệm tuổi học trò.
Ban đầu, anh Đương tìm mua các cuốn sách, đồ dùng học sinh mình đã từng dùng qua để làm kỷ niệm, dần thấy hứng thú với đề tài này nên anh quyết định “gầy dựng” nên bộ sưu tập tư liệu tuổi học trò qua nhiều thời kỳ.
Gần 15 năm cất công săn tìm, giờ đây anh Đương sở hữu bộ sưu tập sách giáo khoa, vở học sinh, các cuốn kỷ yếu, lưu bút, dụng cụ học tập… ở cả 3 miền Bắc- Trung- Nam trong vòng 100 năm qua.
Kể từ đó, căn nhà của người đàn ông 40 tuổi này bỗng hoá thành một “thư viện thu nhỏ” khi mọi ngóc ngách đã chứa đầy sách vở, tư liệu học sinh. Anh cẩn thận sắp xếp vào từng ngăn tủ, phân riêng thành từng loại để dễ bảo quản cũng như tìm kiếm mỗi khi cần. Bộ sưu tập sách giáo khoa anh Đương sở hữu hiện có khoảng 8.000 cuốn, vở học sinh khoảng 5.000 cuốn, sách kỷ yếu các trường khoảng 400 cuốn.
Trong đó có những cuốn sách giáo khoa rất lâu đời vào khoảng những năm 1890, 1893, 1899,... Bộ sách giáo khoa quý hiếm xuất bản từ khoảng giữa thập niên 1920 đến cuối thập niên 1940, được anh dày công săn tìm suốt hơn 10 năm qua. Đến nay anh sở hữu hơn 10 cuốn, gần đủ bộ sách này. Cầm trên tay cuốn “Sách làm ruộng” anh Đương chia sẻ: “Ngày xưa công việc làm ruộng cũng được các cụ đưa vào sách giáo khoa để phổ biến, đây là một điểm rất độc đáo". “Đối với sách giáo khoa có thể dễ phân biệt thông qua các năm in nhưng với vở học sinh không có năm in tôi phải căn cứ vào đặc điểm từng giai đoạn, chất liệu giấy, mực in, hoa văn trang trí để phân loại theo năm”, anh cho biết. Với bộ sách tập đọc và học vần lớp Vỡ lòng ở miền Bắc những năm 1960, anh Đương đã sưu tầm được khoảng 10 cuốn. Nhắc đến bộ sách này anh cũng kể về kỷ niệm đáng nhớ, có lần anh sưu tầm được vài cuốn của một anh ở Hà Nội, một cuốn khác của một người ở miền Trung rồi của một người ở TP.HCM. Ngạc nhiên thay, khi các cuốn sách đem về anh nhận thấy trên trang bìa có cùng một chữ ký thì hoá ra tất cả các cuốn đều cùng một chủ sách được chuyền tay qua cả 3 miền Bắc- Trung- Nam. Ngoài sách giáo khoa, anh còn sưu tầm sách lưu bút, cặp sách, bút viết, giấy khen, kể cả bàn ghế học sinh thời xưa...
Tất cả đều được anh săn tìm từ tiệm sách cũ, người quen, thông qua các diễn đàn trên mạng xã hội, đôi lúc là ở các vựa ve chai. Nhiều người biết đến bộ sưu tập đồ sộ này cũng ngỏ ý muốn mua lại nhưng anh từ chối bán, bởi với anh, tất cả đều là tài sản vô giá, anh chỉ săn tìm để lưu giữ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh. Thời gian rảnh, ngồi lật đọc từng trang sách cũ cũng là cách để anh Đương tìm hiểu về giáo dục thời xưa, hiểu rõ hơn về cách dạy- cách học của các cụ và thế hệ cha ông. Trong quá trình sưu tầm, anh nhận thấy những cuốn sách của thế hệ trước có cách trình bày đơn giản, hình ảnh mộc mạc, giản dị hơn so với sách của ngày nay. Nói về cách để bảo quản, anh Đương chia sẻ: “Khí hậu miền Nam khá thuận lợi nên việc bảo quản sách cũng dễ dàng hơn, ngoài việc lau bụi thường xuyên tôi cũng dự định sẽ bọc lại các bìa sách để hạn chế mối mọt, hư hỏng”. Theo năm tháng, những trang sách càng ố vàng, màu mực cũng dần phai nhưng những giá trị văn hoá vẫn mãi được gìn giữ theo thời gian. Chắc hẳn nếu có dịp nhìn lại những cuốn sách, cuốn vở từng gắn bó, những dòng lưu bút ngây ngô ngày nào, có lẽ ai cũng sẽ thấy lòng bồi hồi, thương nhớ da diết về tuổi học trò năm xưa. Nói về dự định tương lai, anh cho biết vẫn tiếp tục săn tìm để làm phong phú hơn cho bộ sưu tập sách giáo khoa của mình. "Hiện tôi đang lên kế hoạch sẽ làm các vlog về sách giáo khoa, đồ dùng học sinh ngày xưa để mọi người cùng xem và có cơ hội tìm lại những kỷ niệm tuổi thơ", anh Đương cho biết.
Playback Rates
Rewind 10 Seconds
Next Up
Live
00:00
00:00
00:00
Closed Captions
Settings
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
Video: Tìm kỷ niệm học trò với bộ sưu tập sách giáo khoa, đồ học sinh trong vòng 100 năm qua.
(PLO)- Anh Nguyễn Văn Đương (TP Thuận An, Bình Dương) đã dành 15 năm để sưu tập sách giáo khoa, vở học sinh, dụng cụ học tập… ở cả ba miền Bắc- Trung- Nam trong vòng 100 năm qua.
(PLO)- Tối 6-5, hàng ngàn Phật tử trong và ngoài nước đã cùng hưởng ứng đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại công viên văn hóa Láng Le (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Sự kiện nằm trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025, thu hút khoảng 12.000 người tham dự.
(PLO)- Tối 5-5, đã có hàng ngàn người dân đến tham dự, đón xem lễ rước kiệu, thỉnh tôn tượng Đức Phật sơ sinh từ Tổ Đình Ấn Quang về Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM). Sự kiện do Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức nhằm chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 và Phật đản Phật lịch 2569.
(PLO)- Tờ vé số dự kiến mở thưởng vào ngày 3-5-1975, thế nhưng sau ngày 30-4-1975 tờ vé ấy đã trở thành ký ức lịch sử và người mua không còn cơ hội được dò.
(PLO)- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại đại lễ 30-4, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ diễu binh rời TP.HCM trong sự lưu luyến. Những chiếc khăn rằn, nón tay bèo và cả cái nắm tay của nhân dân TP.HCM khiến người tiễn lẫn người đi cùng vỡ òa cảm xúc.
(PLO)- Những dòng tâm tình đầy cảm xúc được gói gọn trong mảnh giấy mà người dân TP.HCM trao gửi cho các chiến sĩ diễu binh khi đại lễ 30-4 vừa kết thúc ở TP.HCM.
(PLO)- Sáng 30-4, đoàn diễu binh hùng tráng tiến qua các tuyến phố TP.HCM, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và xúc động sâu lắng trong trái tim mỗi người dân.
(PLO)- Nhiều người dân TP Cần Thơ đã chọn xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước qua màn hình lớn đặt tại trụ sở UBND TP Cần Thơ.
(PLO)- Hàng ngàn chiến sĩ các khối diễu binh kỷ niệm 30-4 tham gia buổi sơ duyệt, tổng duyệt cấp Nhà nước đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ người dân TP.HCM và cả nước. Giữa rừng cờ rực rỡ, những tràng vỗ tay vang dội tiếp thêm động lực để các chiến sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho ngày lễ trọng đại của dân tộc.
(PLO)- Những thành tựu TP.HCM đạt được sau 50 năm vươn mình, bứt phá là sự kết tinh công sức, trí tuệ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân qua các thời kỳ.
(PLO)- Tối 26-4, hàng nghìn người dân và du khách đã tập trung về khu vực bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) để chiêm ngưỡng màn pháo hoa tầm cao trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nghệ thuật "Sắc màu thành phố Bác", chào mừng đại lễ 30-4.
(PLO)- Hàng ngàn chiến sĩ các khối diễu binh kỷ niệm 30-4 tham gia buổi sơ duyệt cấp Nhà nước nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ người dân TP.HCM. Giữa rừng cờ rực rỡ, những tràng vỗ tay vang dội tiếp thêm động lực để các chiến sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho ngày lễ trọng đại của đất nước.
(PLO)- Từ tiền công chạy xe hằng ngày, anh Trần Quốc Tuấn (43 tuổi) trích ra một phần để mua những giò phong lan, rồi tự tay treo lên các cây cổ thụ bên ngoài Dinh Độc Lập.