Hàng loạt video có nội dung độc hại trên YouTube
Trong cuộc nổ súng ở San Bruno, California, nghi phạm Nasim Aghdam, 39 tuổi trước vụ tấn công đã đăng tải hàng trăm video trên YouTube, về các chủ đề như quyền động vật, tập chạy, thể hình. Cô ta đã nổi giận khi YouTube cố tình hạn chế khả năng tiếp cận tới người xem cho các video của cô và cũng như khả năng thu lợi nhuận từ nó.
Sự cố bi thảm và khủng khiếp này đã gây nên tâm lý thất vọng cho người Mỹ. Không chỉ vậy, điều này còn gây ra một áp lực lớn cho YouTube khi vốn đã phải hứng chịu liên tiếp nhiều cuộc khủng hoảng trong năm qua.
Vụ nổ súng ở San Bruno, California. Ảnh: Internet
Trước vụ nổ súng ở San Bruno, hàng loạt ngôi sao của YouTube đã dính vào các rắc rối từ chính nội dung mà họ đăng tải lên YouTube. Vào tháng 12-2017, Logan Paul, một ngôi sao nổi tiếng với các video hài hước gây sốc khi đã đăng tải một video về một người chết vì tự tử mà anh và bạn mình tìm thấy. Paul đã phải xin lỗi cho hành động của mình trước sự phản ứng dữ dội của dư luận.
Không chỉ vậy, YouTube còn đang bị sử dụng cho các mục đích không lành mạnh. Báo Times of London đã phát hiện ra nhiều thương hiệu nổi tiếng vô tình tài trợ cho những kẻ cực đoan và phân biệt chủng tộc khi quảng cáo của chúng được đặt cạnh video của các thương hiệu này. Kẻ đánh bom ở Manchester cho biết y đã sử dụng một clip hướng dẫn trên YouTube để tự chế tạo bom.
YouTube đã xử lý như thế nào?
Trong tháng 12-2017, Susan Wojcicki - CEO của YouTube cho biết YouTube và Google sử dụng đến 10.000 người để cắt giảm việc lan truyền thông tin không chính xác và nội dung độc hại.
Susan Wojcicki - CEO của YouTube. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, vấn đề này vẫn tồn tại thêm nhiều tháng sau đó. Nguyên nhân chính là vì tính thiếu liên kết trong tổ chức: Nhân viên giám sát nội dung của YouTube lại tách biệt với nhóm giám sát quảng cáo của Google.
YouTube đã phải tự nỗ lực gia tăng lực lượng giám sát của mình. Trong nhiều tháng, YouTube đang cố gắng tuyển dụng người đó có thể vạch ra một cách rõ ràng chính sách nội bộ của họ và cho biết những gì sẽ làm cho một đoạn video có thể xuất bản. Dù vậy, tính đến giữa tháng 4-2018, vị trí này vẫn đang bị bỏ trống.
Các giám đốc điều hành của YouTube cho rằng giải pháp dài hạn không phải là con người, mà ở chính công nghệ. Trong những ngày đầu, các video ăn cắp bản quyền được tải lên tràn lan và chia sẻ mà không có sự đồng ý từ chủ sở hữu. Cuối cùng, YouTube cần phải xây dựng một hệ thống tự động để quét sạch nạn xâm phạm bản quyền.
Việc YouTube đang phải vật lộn nhằm cân bằng giữa sự tự do và nhu cầu bảo vệ. Giám đốc kinh doanh của YouTube, Robert Kyncl từng phát biểu: “Toàn bộ thế giới đã trở nên ít ổn định và bị phân cực quá nhiều. Cũng vì thế, trách nhiệm của chúng tôi cũng đặt nặng hơn nhiều”.