Phí hạ tầng cảng biển mở lối, khơi thông hạ tầng giao thông TP.HCM

Phí hạ tầng cảng biển mở lối, khơi thông hạ tầng giao thông TP.HCM

(PLO)- Chỉ sau 20 tháng, TP.HCM đã thu được gần 3.800 tỉ đồng từ nguồn thu phí hạ tầng cảng biển, nguồn tiền này sẽ “hòa” với nguồn ngân sách TP để hoàn thiện hạ tầng khu vực cảng biển, phục vụ các doanh nghiệp vận tải.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
phí hạ tầng cảng biển

Trong bối cảnh nguồn ngân sách TP.HCM để thực hiện các dự án giao thông trọng điểm còn nhiều khó khăn, TP.HCM đã đề xuất triển khai đề án thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu trên địa bàn TP (phí hạ tầng cảng biển).

Đề án trên đã được HĐND TP thông qua, sau hai lần lùi thời gian thu phí do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đến nay đã tròn 20 tháng triển khai thực hiện thu phí và đạt được nhiều kết quả nhất định.

hinh-1-fix-7620.jpg
lay-1-4087.jpg

Mới đây, Sở GTVT TP cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức lễ sơ kết sau thời gian triển khai thu phí hạ tầng cảng biển (từ ngày 1-4-2022).

hinh-1-7365.jpg

Ông Hà Thanh Sơn, Trưởng phòng Quản lý giao thông đường thủy, Sở GTVT TP, cho biết ngay sau khi HĐND TP thông qua Nghị quyết số 10 về mức thu phí thì TP đã dự kiến thu phí từ 1-7-2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 việc thu phí đã dời tới ngày 1-10-2021, sau đó tiếp tục dời đến 1-4-2022. Thời gian tạm ngưng thu phí trên đã hỗ trợ các doanh nghiệp trên 2.000 tỉ đồng.

Ngày 1-4-2022, TP chính thức thu phí cảng biển thông qua hệ thống thu phí tự động 24/7. Đây là hệ thống thống thu phí tự động đầu tiên trên cả nước, không làm phát sinh thủ tục hành chính và không sử dụng tiền mặt trong thu phí.

hinh-2-1-3923.jpg

“Đây là bước đột phá và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp và người dân; thúc đẩy cải cách hành chính, tăng độ chính xác, kịp thời và công khai, minh bạch cũng như tạo điều kiện thuận lợi để người dân giám sát hoạt động thu phí. Từ đó, đáp ứng được yêu cầu thông tin dữ liệu, phục vụ quản lý, điều hành của các cơ quan có liên quan” - ông Sơn nhấn mạnh.

Đặc biệt hơn, theo ông Sơn trong điều kiện ngân sách TP còn khó khăn, đơn vị thu phí đã thu và nộp về ngân sách TP gần 3.800 tỉ đồng sau hơn 20 tháng triển khai. Đây là nguồn thu hết sức ý nghĩa để góp phần bổ sung, giải quyết nguồn vốn bố trí cho đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng kết nối khu vực cửa khẩu cảng biển còn nhiều hạn chế.

hinh-3-7797.jpg

Quá trình xây dựng và triển khai đề án, với sự quyết tâm cao trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các mô hình đang thực hiện tại Hải Phòng, Sở GTVT TP và Cục Hải quan TP.HCM, cùng các Sở ngành tham mưu cho Thành ủy, UBND TP xây dựng chính sách và mức phí phù hợp với địa bàn TP tạo sự đồng thuận cao của tổ chức, cá nhân.

“Việc áp dụng cơ chế thuê dịch vụ công nghệ thông tin lần đầu tiên được Sở GTVT TP, Sở TT&TT mạnh dạn đề xuất trong lĩnh vực giao thông vận tải, đã tạo tiền lệ và kinh nghiệm hay cho các sở ngành trong việc triển khai chương trình chuyển đổi số của TP” - ông Sơn nói.

hinh-4-phi-ha-tang-cang-bien-khoi-thong-ha-tang-giao-thong-tphcm-7532.jpg

Theo ông Sơn, đến nay, hệ thống thu phí vận hành ổn định, đảm bảo thông suốt theo Quy trình thu phí do UBND TP ban hành. Các cuộc gọi đến Tổng đài và các email gửi đến Cảng vụ của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu đề cập đến các vấn đề hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký, cấp lại tài khoản đăng nhập hệ thống, khai báo phí, hỗ trợ các vấn đề phát sinh sau thanh toán, hỗ trợ cung cấp lại dịch vụ,….

“Hiện hệ thống thu phí hiện có hơn 68.000 doanh nghiệp đăng ký, bình quân hàng ngày khoảng từ 2.000-3.000 doanh nghiệp khai báo và nộp phí, số lượng tờ khai phát sinh đến nay là trên 4 triệu tờ khai”- ông Sơn nói.

hinh-5-phi-ha-tang-cang-bien-khoi-thong-ha-tang-giao-thong-tphcm-3311.jpg
tieu-de-2-3338.jpg

Chia sẻ về cảm xúc sau 20 tháng triển khai thu phí hạ tầng cảng biển, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyên Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa (hiện là Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông đường thủy), cho biết tròn 20 tháng triển khai thu phí hạ tầng cảng biển, TP đã đạt được thành công đáng ghi nhận. Để việc thu phí được triển khai thành công như hôm nay đòi hỏi sự quyết tâm cao độ của cả tập thể.

“Tôi là một người tay ngang, công nghệ không rành nhưng phải học hỏi, không ngại học tập cái mới, liên hệ các bên để ứng dụng công nghệ làm sao để triển khai thu phí hạ tầng cảng biển được triển khai thuận lợi, doanh nghiệp và người dân ủng hộ”- ông Tuấn nói và cho biết đây cũng là lần đầu tiên ông biết công tác truyền thông quan trọng như thế nào.

anh-don-1422.jpg

Ông Tuấn nói: “Tôi đã đến Sở TT&TT để xin phương án hỗ trợ, cách truyền tải thông điệp đến các doanh nghiệp và người dân. TP mong muốn các đơn vị hiểu rõ phương án triển khai và cùng nhau đồng hành vì sự đóng góp của TP.HCM”.

Theo ông Tuấn, từ ý tưởng thực hiện đề án của lãnh đạo Sở GTVT TP đến công tác triển khai, đến nay đề án thu phí cảng biển đã thành công ngoài mong đợi, như “một như giấc mơ”.

“Tôi vẫn nhớ như in đêm đầu tiên thực hiện thu phí, cả tổ công tác đã mất ngủ để theo dõi từ 0 giờ đêm ngày 1-4-2022. Chúng tôi vỡ òa vì mọi khó khăn đã vượt qua, các công tác triển khai thuận lợi và nhận được sự ủng hộ nhất định.

Sau 20 tháng nhìn lại, tôi và cả tập thể đã tự rút kinh nghiệm rất nhiều trong quá trình triển khai, từ việc dám nghĩ dám làm, ứng dụng công nghệ thông tin và công tác truyền thông. Đó chính là những yếu tố then chốt để mang lại thành công như hôm nay”- ông Tuấn cho biết.

hinh-6-copy-525.jpg

Ông Hoàng Đức Thịnh, đại diện Tổng công ty Tân Cảng cũng cho biết ngày đầu triển khai thu phí, đơn vị rất lo lắng sẽ gây kẹt xe trên cả đường bộ và đường thủy. Đường bộ có thể kẹt xe tới Xa lộ Hà Nội, còn đường thủy phải xếp hàng từ Vũng Tàu.

Lý do là vì một ngày cảng Cát Lái có tới 21.000 xe ra vào, các phương tiện đi lại giao nhận bằng đường bộ chiếm hơn 80% và tất nhiên nếu thu phí bằng tiền mặt thì cảng Cát Lái không thể triển khai và đảm đương được.

hinh-7-phi-ha-tang-cang-bien-khoi-thong-ha-tang-giao-thong-tphcm-2869.jpg

“Từ đó, chúng tôi đã thành lập một tổ công tác để triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai thu phí. Rất may, từ khi triển khai đến nay đã không xảy ra tình trạng ùn ứ. Đây thực sự là thành công rất lớn của cả tập thể”- ông Thịnh nói.

hinh-8-phi-ha-tang-cang-bien-khoi-thong-ha-tang-giao-thong-tphcm-4943.jpg

Ông Vương Tuấn Nam, Trưởng phòng giám sát quản lý Cục Hải quan TP.HCM cũng rất xúc động khi công tác thu phí đã thành công. Theo ông Nam, đây cũng là một trong những mô hình đoàn kết, đầy cam go khi trong quá trình triển khai gặp đúng dịch COVID nhưng hơn 68.000 doanh nghiệp đã tham gia và đóng phí hạ tầng cảng biển vô cùng tiện lợi.

Ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM nói: “Nếu chúng ta cứ duy trì đường sá chật chội như hiện nay thì rất khó để phát triển. Việc triển khai thu phí trong một nhiệm kỳ có thể đóng góp vào ngân sách tới 16.000 tỉ đồng, đây là sự đóng góp rất lớn để hoàn thiện mạng lưới giao thông cho chính khu vực cửa khẩu, cảng biển và phục vụ chính lợi ích của các doanh nghiệp. Chúng tôi đề xuất TP triển khai, khởi công ngay những dự án để khơi thông hạ tầng kết nối cảng biển ở Cát Lái…”.

hinh-9a-phi-ha-tang-cang-bien-khoi-thong-ha-tang-giao-thong-tphcm-7278.jpg
tieu-de-3-1336.jpg

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP cho biết TP.HCM có hơn 68.000 doanh nghiệp tham gia hệ thống thu phí hạ tầng cảng biển nhưng việc thu phí đều được triển khai tự động, công khai, minh bạch, không sử dụng tiền mặt. Đến nay, mỗi ngày thu về cho ngân sách TP khoảng 7 tỉ đồng.

Theo ông Lâm, đây là lần đầu tiên ngành hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin, thuê hệ thống phần mềm công nghệ để thực hiện công tác thu phí. Đến nay, việc thu phí đã nhận được sự đồng thuận của Hiệp hội logistic, các doanh nghiệp và triển khai thuận lợi.

“3.800 tỉ đồng thu được sẽ nộp vào ngân sách TP và để chỉ lại 1,3% trả tiền thuê hệ thống phần mềm và vận hành hệ thống. Toàn bộ số tiền còn lại sẽ được TP điều tiết để triển khai các dự án trọng điểm, đặc biệt là những dự án kết nối vào hệ thống hạ tầng cảng biển”- ông Lâm nói.

hinh-10b-phi-ha-tang-cang-bien-khoi-thong-ha-tang-giao-thong-tphcm-8903.jpg

Theo ông Lâm, nguồn tiền thu được từ phí hạ tầng cảng biển sẽ được bố trí cho dự vành đai 2 (cầu Phú Hữu - Võ Nguyên Giáp) và vành đai 2 (Võ Nguyên Giáp đến nút giao Phạm Văn Đồng). Hai dự án này nằm trong danh mục 27 dự án trọng điểm trong đề án phát triển hạ tầng giao thông khu vực cửa khẩu cảng biển và mới được HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư.

Cạnh đó, nguồn tiền này cũng được TP bố trí để hoàn chỉnh nút giao Mỹ Thủy (TP Thủ Đức); khởi công cầu vượt trên đường Võ Chí Công (dự kiến đầu năm 2024); cầu vượt vào cảng Cát Lái; mở rộng đường Nguyễn Thị Định… Đây là những dự án sẽ tăng cường kết nối với cảng Cát Lái.

“TP cũng giao Sở GTVT TP nghiên cứu đường kết nối liên cảng - dự án chiến lược khoảng 8.000 tỉ đồng. Dự án này sẽ kết nối từ đường Nguyễn Thị Tư - cảng Cát Lái, Phú Hữu và kết nối thẳng lên nút giao vành đai 3 và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đồng thời sẽ phục vụ nhu cầu ra vào cảng Cát Lái, giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu. TP sẽ ưu tiên đầu tư dự án này”- ông Lâm nói.

hinh11-phi-ha-tang-cang-bien-khoi-thong-ha-tang-giao-thong-tphcm-5709.jpg

Ông Lâm kỳ vọng: “Sau khi nút giao An Phú và nút Mỹ Thủy hoàn thành thì khu vực kết nối với cảng Cát Lái và Phú Mỹ sẽ vô cùng thông thoáng. Đến năm 2026, vành đai 2 được khép kín, các phương tiện kết nối cảng biển thuận tiện hơn. Đến năm 2027, đường Liên Cảng được hoàn thành sẽ góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, quay vòng xe nhanh hơn”.

hinh-12-phi-ha-tang-cang-bien-khoi-thong-ha-tang-giao-thong-tphcm-8920.jpg
hinh-bang-text-phi-ha-tang-cang-bien-khoi-thong-ha-tang-giao-thong-tphcm-9016.jpg
hinh-box-o-cuoi-phi-ha-tang-cang-bien-khoi-thong-ha-tang-giao-thong-tphcm-5558.jpg

Đọc thêm