Theo chân đội bắt chó thả rông ở TP.HCM

Theo chân đội bắt chó thả rông ở TP.HCM

(PLO)- Nhiều người dân sau khi chứng kiến đội bắt chó thả rông của phường Hiệp Bình Chánh cũng mong muốn phường mình sẽ có đội bắt chó tương tự để giải quyết nỗi lo bấy lâu nay.

Những ngày qua, đội bắt chó của phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP.HCM đã 2 lần ra quân để bắt chó thả rông, động vật mắc bệnh dại hoặc có dấu hiệu mắc bệnh dại trên địa bàn phường.

Sau 2 lần ra quân, đội đã bắt giữ hơn 10 con chó thả rông. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Sau 2 lần ra quân, đội đã bắt giữ hơn 10 con chó thả rông. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Thấy việc làm thiết thực này, nhiều người dân sống tại phường Hiệp Bình Chánh cũng như những người dân sống ở các phường lân cận đã tán thành và ủng hộ.

Người dân đồng thuận khi thấy biện pháp xử lý chó thả rông

Khi thấy đội bắt chó xử lý những trường hợp chó thả rông, chị Kim Nga, ngụ phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức cho biết: "Chiều nào tôi cũng cho các con ra công viên gần nhà để vui chơi nhưng các hộ dân ở đó thường xuyên để chó của họ chạy khắp nơi, làm các con sợ và ngay cả tôi cũng vậy. Có lần nó rượt tụi nhỏ, một xíu nữa là bị cắn. Nay thấy đội bắt chó của phường làm việc tôi rất vui, việc làm này sẽ giúp hạn chế việc chó thả rông cắn người, gây ảnh hưởng đến mọi người."

Vào lúc 15 giờ đội bắt chó thả rông của phường Hiệp Bình Chánh xuất phát. Đội gồm 2 xe máy 1 xe bán tải và 1 xe tải. Ảnh: HUỲNH THƠ

Vào lúc 15 giờ đội bắt chó thả rông của phường Hiệp Bình Chánh xuất phát.

Đội gồm 2 xe máy 1 xe bán tải và 1 xe tải. Ảnh: HUỲNH THƠ

Cũng là người dân sinh sống tại phường Hiệp Bình Chánh, anh Thanh Bình cảm thấy vui mừng khi phường thành lập đội bắt chó thả rông, vì bản thân anh trước đây từng là nạn nhân.

"Tháng 12 năm ngoái, tôi đang chạy bộ tập thể dục như thường ngày thì nghe tiếng chó sủa, theo phản xạ tôi quay lại nhìn, vừa quay lại nó cắn 1 phát vào chân. Thấy vậy, những người gần đó chạy đến giúp, nhưng không một ai nhận là chó của họ. Về nhà sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nên tôi phải tốn một khoản chi phí tiêm ngừa" - anh Bình nói.

Khi đi mang theo đầy đủ dụng cụ như vợt bắt, lồng, mã số để đánh dấu số. Có lãnh đạo phường đi theo trực tiếp chỉ huy. Ảnh: HUỲNH THƠ

Khi đi mang theo đầy đủ dụng cụ như vợt bắt, lồng, mã số để đánh dấu số.

Có lãnh đạo phường đi theo trực tiếp chỉ huy. Ảnh: HUỲNH THƠ

Mỗi khi bắt được chó sẽ đánh dấu số thứ tự của chó, ghi chép lại địa điểm bắt… Sau khi bắt chó thả rông được đem về UBND phường tạm giữ. Ảnh: HUỲNH THƠ

Mỗi khi bắt được chó sẽ đánh dấu số thứ tự của chó, ghi chép lại địa điểm bắt…

Sau khi bắt chó thả rông được đem về UBND phường tạm giữ. Ảnh: HUỲNH THƠ

Sống ở phường Tam Phú (cạnh bên phường Hiệp Bình Chánh) chị Thu Ngân đang đón con đi học về thì thấy đội bắt chó đang làm việc, chị vội dừng xe lại và hỏi thăm một cán bộ của phường đang thực hiện nhiệm vụ gì, sau khi được cán bộ trả lời, chị Ngân nói: "Con tôi nay học lớp 9 rồi, đáng lẽ nó có thể tự đi học như bao đứa trẻ khác, nhưng do đường đến trường có một đoạn toàn là chó nó không dám đi nên tôi đành phải đưa đón. Mà vì sao phường tôi không có đội bắt chó thế này, nếu có thì hay quá, bản thân tôi và người khác sẽ không phải khổ sở vì vấn đề này".

Không chỉ chị Thu Ngân thắc mắc điều này mà nhiều người dân ở khu vực lân cận cũng có thắc mắc tương tự và hy vọng phường mình cũng sẽ có đội bắt chó thả rông như vậy để giải quyết nỗi lo của người dân.

Đội bắt chó sẽ hoạt động thường xuyên trong thời gian tới

Đội bắt chó của UBND phường Hiệp Bình Chánh chính thức hoạt động vào ngày 5-11 vừa qua. Với mục tiêu kiên quyết dẹp tình trạng chó thả rông để đảm bảo cảnh quan đô thị, môi trường sạch sẽ và an toàn cho người đi đường trên địa bàn phường.

Chó sau khi bị bắt sẽ để vào lồng sắt đưa về phường tạm giữ. Chủ nuôi muốn nhận lại phải nộp phạt vi phạm hành chính. Sau 48 giờ, nếu không có người đến nhận chó sẽ được giao cho đơn vị có chuyên ngành thú y xử lý theo quy định.

Chó sau khi bị bắt sẽ để vào lồng sắt đưa về phường tạm giữ. Chủ nuôi muốn nhận lại phải nộp phạt vi phạm hành chính. Sau 48 giờ, nếu không có người đến nhận chó sẽ được giao cho đơn vị có chuyên ngành thú y xử lý theo quy định.

Đội hoạt động dưới sự hỗ trợ, tập huấn của Trung tâm huấn luyện chó 276 trong thời gian đầu, đến khi thành thục sẽ hoạt động độc lập. Thành viên của đội là những cán bộ công chức, nhân viên của phường, lực lượng bảo vệ dân phố, công an và quân sự.

Là một trong những thành viên của đội, anh Nguyễn Thành Long chia sẻ: "Thời gian đầu gặp khá nhiều khó khăn vì việc bắt chó không dễ, dù được tập huấn chuyên nghiệp nhưng xác suất sự cố vẫn có thể xảy ra, điều đó làm bản thân tôi cũng khá lo lắng. Bên cạnh đó, khi bắt chó thả rông như vậy có những người chủ họ phản ứng dữ lắm, họ vẫn không biết họ sai. Tuy nhiên, cảm thấy vui vì việc làm góp phần nâng cao đời sống mọi người."

Anh Nguyễn Thành Long (áo xanh) đang hỗ trợ đưa chó vào lòng. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Anh Nguyễn Thành Long (áo xanh) đang hỗ trợ đưa chó vào lòng. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Trực tiếp tham gia chỉ đạo trong những ngày đầu ra quân, bà Nguyễn Thị Thùy Hương, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh cho biết trước đây trên địa bàn phường xảy ra nhiều vấn đề liên quan đến chó thả rông. Người dân cũng kiến nghị phường cần có giải pháp khắc phục và ngay cả phường cũng nhận thấy những ảnh hưởng nhất định.

"Sau khi đội bắt chó hoạt động đã nhận được nhiều sự quan tâm cũng như ủng hộ từ phía người dân. Bên cạnh đó đã có những dấu hiệu khả quan, người dân có ý thức hơn, không dám để chó đi lung tung. Từ đó tạo thêm động lực để các anh em làm việc tốt hơn và chắc chắn trong thời gian tới, UBND phường sẽ kiên quyết, thường xuyên ra quân để tăng cường hoạt động nhằm xây dựng phường văn minh đô thị." - bà Hương nói.

Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018, nếu thả rông chó chạy ngoài đường hoặc các nơi công cộng phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, cụ thể như đeo xích, đeo rọ mõm.

Nếu không có biện pháp an toàn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định được áp dụng tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020).

Đọc thêm