3 cách hạn chế bị theo dõi khi sử dụng điện thoại

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Đa số các phần mềm gián điệp đều được thiết kế để đánh cắp tin nhắn, nghe lén… Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để hạn chế bị theo dõi khi sử dụng điện thoại.

Theo báo cáo của Google, phần mềm gián điệp đang ngày càng nở rộ và phát triển dưới nhiều hình thức tinh vi.

Theo một cuộc điều tra vào năm 2019 của The New York Times liên quan đến 250 ứng dụng iPhone, kết quả cho thấy có gần 2/3 ứng dụng trong số này theo dõi và thu thập dữ liệu người dùng.

Tất nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cũng tham gia vào việc theo dõi người dùng thông qua số nhận dạng cá nhân của thiết bị di động.

phần mềm gián điệp trên điện thoại

Các chuyên gia trong ngành chỉ ra rằng bạn có thể mở ứng dụng Phone (điện thoại) và quay số *#61# hoặc *#62# để kiểm tra cuộc gọi đến có được chuyển tiếp sang một số khác hay không. Lưu ý, nếu đang sử dụng tính năng hộp thư thoại, bạn sẽ thấy các cuộc gọi được chuyển tiếp đầu số của tổng đài.

Làm thế nào để hạn chế bị theo dõi khi sử dụng điện thoại?

1. Bật Airplane mode (chế độ máy bay) và tắt GPS

Khi bạn bật Airplane mode (chế độ máy bay), điện thoại sẽ tạm thời vô hiệu hóa mạng di động, WiFi và một số kết nối khác, việc này sẽ giúp hạn chế phần mềm gián điệp gửi dữ liệu về máy chủ từ xa (nếu có).

Người dùng có thể bật Airplane mode (chế độ máy bay) trong phần Settings (cài đặt) hoặc thông qua Control Center (trung tâm điều khiển).

Cách bật chế độ máy bay trên iPhone. Ảnh: MINH HOÀNG

Cách bật chế độ máy bay trên iPhone. Ảnh: MINH HOÀNG

Tương tự, nếu không muốn bị theo dõi vị trí, người dùng nên vô hiệu hóa tính năng định vị (GPS) trong phần Settings (cài đặt) - Privacy and Security (quyền riêng tư và bảo mật) - Location services (dịch vụ định vị). Lưu ý, nếu đang sử dụng điện thoại Android, bạn chỉ cần thực hiện tương tự.

Cách tắt dịch vụ định vị trên iPhone. Ảnh: MINH HOÀNG

Cách tắt dịch vụ định vị trên iPhone. Ảnh: MINH HOÀNG

2. Thay đổi các cài đặt của hệ điều hành

Apple cũng như các hãng sản xuất điện thoại ngày càng quan tâm đến quyền riêng tư của người dùng.

Cụ thể, trong các phiên bản iOS gần đây, Apple đã cho phép người dùng tắt tính năng theo dõi đối với tất cả các ứng dụng, bằng cách vào Settings (cài đặt) - Privacy and Security (quyền riêng tư và bảo mật) - Tracking (theo dõi), sau đó vô hiệu hóa tùy chọn Allow Apps to Request to Track (cho phép ứng dụng gửi yêu cầu theo dõi).

Tắt tính năng theo dõi của ứng dụng. Ảnh: MINH HOÀNG

Tắt tính năng theo dõi của ứng dụng. Ảnh: MINH HOÀNG

Google gần đây cũng đã công bố một tính năng tương tự cho Android được gọi là Privacy Sandbox. Về cơ bản, tính năng này sẽ hạn chế dữ liệu cá nhân được chuyển cho bên thứ ba và không cho phép các hoạt động theo dõi tồn tại trên các ứng dụng.

3. Chuyển sang sử dụng các trình duyệt tập trung vào quyền riêng tư

Hầu hết mọi người đều coi Google Chrome là trình duyệt web hàng đầu, tuy nhiên, ít ai biết rằng Google Chrome thu thập rất nhiều dữ liệu người dùng.

Để hạn chế, bạn có thể chuyển sang sử dụng các trình duyệt tập trung vào quyền riêng tư, đơn cử như Firefox, DuckDuckGo… Các trình duyệt này sẽ không cung cấp kết quả tìm kiếm được cá nhân hóa (do không theo dõi bạn), tuy nhiên chúng sẽ giúp bạn yên tâm hơn về quyền riêng tư.

DuckDuckGo là một trong những trình duyệt tập trung vào quyền riêng tư. Ảnh: MINH HOÀNG

DuckDuckGo là một trong những trình duyệt tập trung vào quyền riêng tư. Ảnh: MINH HOÀNG

Ngoài những giải pháp kể trên, người dùng cũng nên hạn chế cài đặt các ứng dụng bên ngoài Google Play và App Store, đặc biệt là các phần mềm “bẻ khóa”.

Hy vọng với những thông tin mà Kỷ Nguyên Số vừa cung cấp, bạn đọc sẽ phần nào hạn chế được việc bị theo dõi khi sử dụng điện thoại.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Đọc thêm