Bưu điện TP.HCM: 'Á quân' bưu điện đẹp nhất thế giới

Bưu điện TP.HCM: 'Á quân' bưu điện đẹp nhất thế giới

(PLO)- Mới đây, Tạp chí kiến trúc Architectural Digest của Mỹ đã điểm tên 11 bưu điện có kiến trúc đẹp nhất thế giới, trong đó Bưu điện Trung tâm TP.HCM đứng vị trí thứ 2.

Bưu điện Trung tâm TP.HCM với lối kiến trúc Phục Hưng, Gothic hài hòa phối với kiến trúc phương Đông đã tạo ra một “chứng nhân lịch sử” trăm năm mỹ lệ nhất nhì TP.

Tọa lạc tại công trường Công xã Paris (Q.1, TP.HCM), Bưu điện Trung tâm TP.HCM (Bưu điện Sài Gòn) là một trong những công trình kiến trúc cổ thời Pháp hơn 100 năm còn được giữ lại khá nguyên bản. Hiện tại, Bưu điện TP.HCM là một trong những điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Tọa lạc tại công trường Công xã Paris (Q.1, TP.HCM), Bưu điện Trung tâm TP.HCM (Bưu điện Sài Gòn) là một trong những công trình kiến trúc cổ thời Pháp hơn 100 năm còn được giữ lại khá nguyên bản. Hiện tại, Bưu điện TP.HCM là một trong những điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Tòa nhà của Bưu điện TP.HCM được xây dựng với kiến trúc cổ điển Châu Âu pha lẫn Châu Á, được bố trí đối xứng với hai khối bên 2 tầng, khối giữa 3 tầng, được bao phủ bởi mái dốc lợp ngói. Trên mặt đứng của tòa nhà là những ô cửa cuốn vòm được thiết kế tinh tế tạo nên một vẻ đẹp cầu kỳ nhưng không kém phần bắt mắt.

Tòa nhà của Bưu điện TP.HCM được xây dựng với kiến trúc cổ điển Châu Âu pha lẫn Châu Á, được bố trí đối xứng với hai khối bên 2 tầng, khối giữa 3 tầng, được bao phủ bởi mái dốc lợp ngói. Trên mặt đứng của tòa nhà là những ô cửa cuốn vòm được thiết kế tinh tế tạo nên một vẻ đẹp cầu kỳ nhưng không kém phần bắt mắt.

Đặt chân đến trước cửa Bưu điện, du khách ấn tượng là màu vàng đất nhạt kết hợp với những đường gờ và phù điêu màu trắng cùng các ô cửa lá sách màu xanh lá tạo nên vẻ đẹp khó cưỡng. Từ hơn trăm năm qua, bất kể nắng mưa, bất kể bốn mùa trôi qua, Bưu điện vẫn luôn tỏa sáng rực rỡ trong chiếc áo vàng kiêu sa cùng những cửa sổ uốn cong cong rực rỡ.

Đặt chân đến trước cửa Bưu điện, du khách ấn tượng là màu vàng đất nhạt kết hợp với những đường gờ và phù điêu màu trắng cùng các ô cửa lá sách màu xanh lá tạo nên vẻ đẹp khó cưỡng. Từ hơn trăm năm qua, bất kể nắng mưa, bất kể bốn mùa trôi qua, Bưu điện vẫn luôn tỏa sáng rực rỡ trong chiếc áo vàng kiêu sa cùng những cửa sổ uốn cong cong rực rỡ.

Nhìn thẳng vào tòa nhà, lấy đồng hồ làm trục chính, hai bên trái - phải của Bưu điện đều có 9 vòm cửa, theo phong cách Á Đông. Số 9 đại diện cho sự trường cửu, ngoài ra còn được cho là có liên kết với hoàng đế và nguyên tố Hỏa - nguyên tố của động lực và sự thật. Số 9 còn giữ vị trí quan trọng xuyên suốt lịch sử phát triển của các nước phương Đông.

Nhìn thẳng vào tòa nhà, lấy đồng hồ làm trục chính, hai bên trái - phải của Bưu điện đều có 9 vòm cửa, theo phong cách Á Đông. Số 9 đại diện cho sự trường cửu, ngoài ra còn được cho là có liên kết với hoàng đế và nguyên tố Hỏa - nguyên tố của động lực và sự thật. Số 9 còn giữ vị trí quan trọng xuyên suốt lịch sử phát triển của các nước phương Đông.

Trên những ô cửa xanh cũ kĩ là những bức tượng đội vòng nguyệt quế được đắp nổi cùng các tấm biển ghi danh các nhà phát minh người Pháp, những người đã cống hiến cho điện tín và điện - Benjamin Franklin, Alessandro Volta và Michael Faraday. Đây là điểm khác lạ, không tòa nhà cổ nào ở Sài Gòn có được.

Trên những ô cửa xanh cũ kĩ là những bức tượng đội vòng nguyệt quế được đắp nổi cùng các tấm biển ghi danh các nhà phát minh người Pháp, những người đã cống hiến cho điện tín và điện - Benjamin Franklin, Alessandro Volta và Michael Faraday. Đây là điểm khác lạ, không tòa nhà cổ nào ở Sài Gòn có được.

Hệ thống 20 cột, trụ của phần mặt tiền có kết cấu hình khối vuông vắn. Trên các đầu cột giữa những nhịp vòm cửa là phù điêu của nhiều vị thần khác trong thần thoại Hy Lạp như Poseidon (Neptune) thần ngựa và thần biển, Nike là nữ thần chiến thắng và tốc độ.
Hệ thống 20 cột, trụ của phần mặt tiền có kết cấu hình khối vuông vắn. Trên các đầu cột giữa những nhịp vòm cửa là phù điêu của nhiều vị thần khác trong thần thoại Hy Lạp như Poseidon (Neptune) thần ngựa và thần biển, Nike là nữ thần chiến thắng và tốc độ.
Ấn tượng nội thất bên trong tòa Bưu điện là hệ vòm cung lớn với những ô cửa lấy sáng trên cao và hàng cột thép trang trí tinh xảo.

Ấn tượng nội thất bên trong tòa Bưu điện là hệ vòm cung lớn với những ô cửa lấy sáng trên cao và hàng cột thép trang trí tinh xảo.

Trên tường còn khảm hai tấm bản đồ cổ là Sài Gòn và vùng phụ cận, 1892 (Saigon et ses environs, 1892) và Bản đồ đường dây điện tín của miền Nam Việt Nam và Campuchia, 1936 (Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936).

Trên tường còn khảm hai tấm bản đồ cổ là Sài Gòn và vùng phụ cận, 1892 (Saigon et ses environs, 1892) và Bản đồ đường dây điện tín của miền Nam Việt Nam và Campuchia, 1936 (Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936).

Tất cả dẫn về cuối sảnh trung tâm là bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân vĩ đại nhất của Việt Nam.

Tất cả dẫn về cuối sảnh trung tâm là bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân vĩ đại nhất của Việt Nam.

Điểm nổi bật và gây ấn tượng của Bưu điện Tp.HCM với du khách, có lẽ chính là hệ thống những mái nhà, ô cửa mái vòm lớn nằm dọc các trần toà nhà bao trùm cả chiều dài của Bưu điện, ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc trong các nhà thờ Tây Âu. Theo đó, phần trần nhà của tiền sảnh được nâng đỡ bởi 4 cột trụ sắt nằm bốn góc. Mỗi cột chống đỡ 4 kèo sắt tỏa ra 4 phía. Thiết kế này rất khoa học vì khí nóng dễ thoát lên trên, làm cho không khí trong tòa nhà rất thông thoáng và mát mẻ.

Điểm nổi bật và gây ấn tượng của Bưu điện Tp.HCM với du khách, có lẽ chính là hệ thống những mái nhà, ô cửa mái vòm lớn nằm dọc các trần toà nhà bao trùm cả chiều dài của Bưu điện, ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc trong các nhà thờ Tây Âu. Theo đó, phần trần nhà của tiền sảnh được nâng đỡ bởi 4 cột trụ sắt nằm bốn góc. Mỗi cột chống đỡ 4 kèo sắt tỏa ra 4 phía. Thiết kế này rất khoa học vì khí nóng dễ thoát lên trên, làm cho không khí trong tòa nhà rất thông thoáng và mát mẻ.

Nếu du khách tinh ý sẽ thấy cửa sổ của các khối bên của tòa nhà có dạng vòm thì các cửa sổ của khối giữa là hình chữ nhật. Và khi ngồi xuống những hàng ghế gỗ có tuổi đời trăm năm sẽ cho ta cảm giác giống như đang ngồi đợi tàu.

Nếu du khách tinh ý sẽ thấy cửa sổ của các khối bên của tòa nhà có dạng vòm thì các cửa sổ của khối giữa là hình chữ nhật. Và khi ngồi xuống những hàng ghế gỗ có tuổi đời trăm năm sẽ cho ta cảm giác giống như đang ngồi đợi tàu.

Tồn tại hơn 150 năm, Bưu điện Trung tâm TP.HCM mang ý nghĩa rất lớn về mặt kiến trúc - văn hóa - lịch sử với người dân TP. Dù thời gian có thay đổi thế nào, Bưu điện vẫn sẽ là một điểm tham quan vắt ngang giữa trung tâm qua bao thế kỷ mãi mãi đáng giá, vẫn sẽ là một phần của Sài Gòn hoa lệ. Ở đó, mọi người đến đây không phân biệt màu da, tuổi tác đều như chính mình đi từ trong ký ức đến hiện tại và tương lai.

Tồn tại hơn 150 năm, Bưu điện Trung tâm TP.HCM mang ý nghĩa rất lớn về mặt kiến trúc - văn hóa - lịch sử với người dân TP. Dù thời gian có thay đổi thế nào, Bưu điện vẫn sẽ là một điểm tham quan vắt ngang giữa trung tâm qua bao thế kỷ mãi mãi đáng giá, vẫn sẽ là một phần của Sài Gòn hoa lệ. Ở đó, mọi người đến đây không phân biệt màu da, tuổi tác đều như chính mình đi từ trong ký ức đến hiện tại và tương lai.

Theo Tạp chí kiến trúc Architectural Digest đánh giá, vẻ đẹp của một bưu điện thường nằm ở chức năng của nó: Là nơi kết nối mọi người, dù họ ở bất kỳ đâu trên thế giới. Tuy nhiên, thiết kế bưu điện thường không được quan tâm như các công trình công cộng khác, như cung điện hay tòa nhà quốc hội. Nhưng như thế không có nghĩa là không tồn tại những bưu điện có kiến trúc đẹp.

Năm 1864, những lá thư đầu tiên có dán tem “con cò” (loại tem xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam) đã được gửi từ Sài Gòn đi khắp nơi và ra thế giới. Năm 1886, Bưu điện Sài Gòn được khởi công xây dựng lại theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux, do không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của người dân. Sau đó, Bưu điện được xây dựng khoảng năm 1886 - 1891, dựa trên thiết kế của Gustave Eiffel - một kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp cùng với Foulhoux trợ lý của ông.

Ngày nay, Bưu điện Trung tâm TP.HCM tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1, TP.HCM.

Đọc thêm