Có khá nhiều người tranh luận về vấn đề này, nhưng lại không có ai chú ý đến những chi tiết đằng sau là làm thế nào các nhà khoa học của NASA đã chứng minh rằng nước mặn đã từng tồn tại trên sao Hỏa.
Trong buổi họp khẩn cấp vào hôm 28/9 vừa qua, các nhà khoa học đã công bố một phát hiện rất đáng chú ý là họ đã phát hiện ra các vệt hẹp trên sao Hỏa, vốn chỉ được hình thành do các dòng chảy của nước. Các vệt bí ẩn này đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2011, tuy nhiên cho đến tận bây giờ NASA mới chứng minh được.
"Tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) đã quay quanh hành tinh đỏ và gửi về các dữ luệ cho thấy một dấu hiệu hóa học giống trong nước muối," theo Amaury Triaud, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Planetary Sciences thuộc Đại học Toronto cho biết.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra muối nằm lẫn trong nước sau khi nó bị khô đi, Triaud nói với Live Science. Nhưng nước bắt nguồn từ đâu thì đến bây giờ vẫn còn là một bí ẩn. Một giả thuyết cho rằng có lẽ nước này là do băng vĩnh cửu trong lòng đất tạo ra, hoặc nó có thể bị ngưng tụ lại trong không khí.
"Nước không thể chảy trên bề mặt của sao Hỏa mà không có muối, bởi vì bầu khí quyển của hành tinh này rất mỏng và bề mặt là rất lạnh," Triaud nói.
Trong 5 năm tới, NASA đang có ý định gửi một chiếc tàu tự hành mang tên Mars 2020, với mục tiêu tiếp cận các rãnh nứt trên sao Hỏa và nghiên cứu nó. Tuy nhiên, có lẽ việc này sẽ khá khó khăn bởi khu vực này rất dốc, và họ lo ngại về việc các vi khuẩn từ Trái Đất sẽ làm sai lệch kết quả nghiên cứu.
Vài tỷ năm trước, sao Hỏa đã từng là một hành tinh ẩm ướt hơn, nhưng do bầu khí quyển quá mỏng nên nước đã bốc hơi hết. Liệu rằng sự sống đã từng tồn tại trên hành tinh đỏ này?