Những ai cần phải đổi CCCD trong năm 2024 để không bị phạt?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Theo quy định tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, công dân buộc phải đổi CMND, CCCD mới sang CCCD gắn chip trong các trường hợp sau đây để tránh bị phạt.

1. Khi nào công dân cần đổi CCCD mới?

Cụ thể, Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định công dân phải đổi CCCD mới khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Ngoài ra còn một số trường hợp bạn cũng cần phải đổi hoặc xin cấp lại CCCD mới, bao gồm:

- Thẻ CCCD bị hư hỏng không sử dụng được.

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên.

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

- Xác định lại giới tính, quê quán.

- Có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân.

- Bị mất thẻ CCCD.

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Những ai cần phải đổi CCCD trong năm 2024 để không bị phạt? Ảnh: MINH HOÀNG

Những ai cần phải đổi CCCD trong năm 2024 để không bị phạt? Ảnh: MINH HOÀNG

Trong trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước độ tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ví dụ, ông Nguyễn Văn A sinh ngày 1-1-2000 đi làm CCCD vào năm 2015 (15 tuổi) thì thẻ CCCD này có giá trị sử dụng đến ngày 1-1-2025 (khi A 25 tuổi).

Trường hợp A đi làm lại CCCD trong năm 2024 thì thẻ CCCD mới sẽ có giá trị sử dụng đến ngày 1-1-2040 (khi A đủ 40 tuổi).

Như vậy, các công dân sinh năm 1999, 1984, 1964 cần phải đổi CCCD mới trong năm nay hoặc năm 2024 để tránh bị phạt.

2. Sử dụng CCCD hết hạn bị phạt bao nhiêu?

Việc sử dụng CCCD hết hạn khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính… có thể khiến bạn bị phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.

Cụ thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng khi không thực hiện đúng quy định pháp luật về cấp, đổi CCCD.

3. Cách đổi, cấp lại CCCD mới online

- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt và truy cập vào cổng dịch vụ công Bộ Công an tại https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/, sau đó bấm vào nút Đăng nhập ở góc trên bên phải.

- Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản cổng dịch vụ công quốc gia, bao gồm số định danh cá nhân (CCCD) và mật khẩu. Trong trường hợp chưa có tài khoản, bạn có thể tham khảo bài viết này.

- Bước 3: Khi hoàn tất, người dùng chỉ cần quay lại trang chủ, bấm vào tùy chọn Cấp, Quản lý thẻ căn cước công dân- Đổi thẻ căn cước công dân (thực hiện tại cấp huyện) - Nộp hồ sơ.

Chọn thủ tục Đổi thẻ căn cước công dân. Ảnh: MINH HOÀNG

Chọn thủ tục Đổi thẻ căn cước công dân. Ảnh: MINH HOÀNG

Lưu ý, thủ tục Cấp thẻ căn cước công dân chỉ áp dụng cho những công dân đổi từ CMND sang CCCD. Tương tự, thủ tục Cấp lại thẻ căn cước công dân dành cho trường hợp mất thẻ CCCD và trở lại quốc tịch Việt Nam.

- Bước 4: Tiếp theo, bạn hãy chọn lý do cần đổi thẻ CCCD, đơn cử như đến độ tuổi quy định (25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi), sai sót thông tin trên thẻ, xác định lại quê quán… và cơ quan thực hiện rồi nhấn Tiếp tục.

Chọn lý do và cơ quan thực hiện việc đổi lại CCCD. Ảnh: MINH HOÀNG

Chọn lý do và cơ quan thực hiện việc đổi lại CCCD. Ảnh: MINH HOÀNG

- Bước 5: Trong trang mới hiện ra, bạn hãy kiểm tra lại toàn bộ thông tin cá nhân, nếu có sai sót thông tin, người dùng nên đến công an phường, xã nơi thường trú để cập nhật dữ liệu.

Để tiết kiệm thời gian và công sức đi lại, bạn hãy đánh dấu vào ô Chuyển phát thẻ CCCD đến địa chỉ của công dân, sau đó nhấn Tiếp tục.

Chuyển phát CCCD về tận nhà. Ảnh: MINH HOÀNG

Chuyển phát CCCD về tận nhà. Ảnh: MINH HOÀNG

- Bước 6: Ở bước tiếp theo, người dùng chỉ cần đăng ký lịch thu nhận thông tin CCCD.

Đăng ký lịch thu nhận thông tin CCCD. Ảnh: MINH HOÀNG

Đăng ký lịch thu nhận thông tin CCCD. Ảnh: MINH HOÀNG

Khi đã hoàn tất mọi thứ, người dùng sẽ nhận được giấy hẹn có chứa mã hồ sơ và các thông tin liên quan.

Như vậy, các công dân sinh năm 1999, 1984, 1964 cần phải đổi CCCD mới trong năm nay hoặc năm 2024 để tránh bị phạt.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên Kỷ Nguyên Số cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Đọc thêm