Uber và những nguy hiểm luôn rình rập hành khách

Không giống như các dịch vụ taxi truyền thống, Uber hoạt động theo kiểu cả đôi bên đều có lợi (tài xế, hành khách), điều này đã giúp họ ghi điểm trong thời gian đầu. Có thể nói sự xuất hiện của Uber đã khiến nhiều hãng taxi trong nước “nóng mặt”, tất nhiên Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên có những phản ứng quyết liệt với loại hình vận tải trên.

Lợi ích lớn nhất khi đi Uber là tiết kiệm chi phí, không phải thông qua các bên trung gian. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất vẫn là chưa có quy định pháp lý cụ thể, do đó khi có tranh chấp xảy ra thì rất khó để xử lý. Khi đi Uber, người dùng nên lưu lại số điện thoại của tài xế, biển số, tên tuổi, địa chỉ… để phòng hờ trường hợp có vấn đề phát sinh xảy ra. 


Xem thêm: Một phụ nữ bị cướp và hãm hiếp khi đi Uber - Vừa qua, hàng loạt các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đăng tải thông tin về việc một phụ nữ bị cướp và hãm hiếp khi đi Uber tại Thành Đô (TQ).


Hơn 5.000 người báo cáo bị tài xế Uber hãm hiếp trên thế giới. Ảnh: Internet

Trên thế giới đã có không ít trường hợp nguy hiểm, bị cướp và hãm hiếp khi đi Uber vì những quy định về loại hình vận tải này còn khá lỏng lẻo. Đơn cử như hồi 8-12-2014, chính quyền Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm Uber hoạt động trong thủ đô sau khi có báo cáo về việc tài xế xe Uber hãm hiếp nữ hành khách. Ông này đã bị bắt cách đây ba năm vì tội hãm hiếp, tuy nhiên không hiểu sao sau đó lại được tha bổng và lại trở thành tài xế Uber.

Cách đây vài ngày, cộng đồng mạng Việt Nam đã vô cùng rúng động khi xảy ra vụ việc tài xế Uber cướp tài sản của thai phụ… bằng muỗng. Vụ việc xảy ra ngay tại trung tâm TP (quận 1) vào hôm 25-8 vừa qua, chỉ vì cần tiền, tài xế Uber đã không ngần ngại dùng muỗng uy hiếp và cướp tiền của nữ hành khách rồi bỏ mặc chị ở giữa đường.


Xem thêm: Hơn 5.000 người báo cáo bị cưỡng hiếp khi đi Uber - Theo các số liệu vừa bị rò rỉ, có hơn 5.000 người báo cáo bị cưỡng hiếp khi đi Uber trên khắp thế giới trong vòng năm năm qua.


Hồi cuối tháng 7 vừa qua, chị K. (TP.HCM) cũng đã tỏ ra khá buồn bã khi bị tài xế Uber “bỏ rơi” giữa trời mưa với hai con nhỏ để đi đón khách khác. “Tôi giải thích với tài xế rằng hẻm nhà tôi rộng 6 m xe vẫn vào được, với chiếc Kia Morning lại càng dễ. Nhà không có ai, hai đứa con lại rất nhỏ nên khó xoay trở được” - chị K. kể. Tuy nhiên, đáp lại lời đề nghị chỉ là cái lắc đầu lạnh lùng từ tài xế. Không còn cách nào khác, chị phải xuống xe khi còn đang ở đầu hẻm, dầm mưa, xách hành lí và bế hai con lao đi trong mưa. 

Trước đó, đã có nhiều trường hợp tài xế Uber cướp, hãm hiếp và tống tiền hành khách. Thậm chí, một tài xế còn đánh tới tấp vào hành khách khi cho rằng anh này đã “gài” để lực lượng chức năng bắt xe. 

Rõ ràng, để có thể phát triển và duy trì lâu dài, các hãng vận tải phải quản lý chặt chẽ thông tin về tài xế, dữ liệu chuyến đi và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Ở thời điểm mới bắt đầu, Uber được cho là dịch vụ vận tải giá rẻ so với các hãng taxi truyền thống, tuy nhiên mức giá di chuyển ngày càng tăng cao và bộc lộ nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho hành khách. 


Xem thêm: Giảm 50.000 đồng khi đặt Uber thông qua Google Maps - Google Maps vừa bổ sung thêm tùy chọn cho phép người dùng đặt xe Uber ngay bên trong ứng dụng, đồng thời miễn phí 50.000 đồng cho lượt đi đầu tiên. 


 

Đọc thêm