Chuyên gia chia sẻ 3 cách bảo vệ tài khoản Gmail

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(PLO)- Với hơn 1,8 tỉ người dùng đang hoạt động, Gmail luôn là miếng mồi béo bở của tin tặc. Dưới đây là 3 cách bảo vệ tài khoản Gmail như chuyên gia.

Thống kê cho thấy, Gmail hiện đang chiếm khoảng 30% thị phần email toàn cầu trong năm 2023 (1,8 tỉ người dùng). Người ta ước tính rằng mỗi ngày có khoảng 333 tỉ email được gửi và nhận, do đó không có gì khó hiểu khi Gmail luôn là mục tiêu tấn công của tin tặc.

Nếu xâm nhập tài khoản Gmail thành công, kẻ gian có thể thu thập thông tin, đánh cắp mật khẩu, mã OTP… cũng như tận dụng những dữ liệu này để thực hiện các cuộc tấn công rộng hơn.

Mới đây, Google đã phát hành phiên bản mới nhất của khóa bảo mật Titan và cam kết tặng 100.000 thiết bị cho những người dùng có nguy cơ cao bị tin tặc tấn công. Tuy nhiên, thay vì chờ đợi để được tặng, người dùng nên chủ động thực hiện 3 cách bảo vệ tài khoản Gmail dưới đây.

Khóa bảo mật Titan mới nhất của Google dùng để xác thực 2 bước. Ảnh: Google 1
Sử dụng khóa bảo mật vật lý là một trong những cách bảo vệ tài khoản Gmail. Ảnh: Google

1. Sử dụng mật khẩu mạnh

Mật khẩu mạnh là yếu tố đầu tiên và đơn giản nhất để hạn chế bị tấn công và mất tài khoản Gmail. Thống kê cho thấy, hiện tại vẫn còn khá nhiều người sử dụng 123456, password, guest, 111111, 12345… để làm mật khẩu cho các tài khoản quan trọng.

Tránh sử dụng những mật khẩu này là cách bảo vệ tài khoản Gmail tốt nhất. Ảnh: NordPass
Tránh sử dụng những mật khẩu này là cách bảo vệ tài khoản Gmail tốt nhất. Ảnh: NordPass

Theo các chuyên gia, thời gian bẻ khóa những mật khẩu này thường chưa đến 1 giây, đồng nghĩa với việc người dùng sẽ rất dễ bị tấn công.

Các chuyên gia cũng đề xuất cách để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng là sử dụng mật khẩu mạnh, khó đoán. Hãy chọn một chuỗi kí tự được kết hợp từ nhiều thông tin, sau đó bổ sung thêm các con số và kí tự đặc biệt. Ví dụ “những lời dối gian” = nlgd321@.

Để quản lý mật khẩu dễ dàng hơn, bạn hãy cài đặt các phần mềm chuyên dụng như Bitwarden, LastPass, 1Password… Trong trường hợp đang sử dụng iPhone, iPad hoặc MacBook, người dùng có thể sử dụng trình quản lý mật khẩu tích hợp của Apple. Bên cạnh đó, Apple còn chủ động đề xuất các mật khẩu mạnh, cảnh báo mật khẩu rò rỉ, tự động điền khi bạn truy cập vào trang web, ứng dụng tương ứng...

Quản lý mật khẩu trên iPhone. Ảnh: MINH HOÀNG
Quản lý mật khẩu trên iPhone. Ảnh: MINH HOÀNG

2. Bật tính năng xác minh 2 bước

Đa số các dịch vụ hiện nay đều hỗ trợ tính năng xác minh 2 bước, giúp tăng thêm một lớp bảo mật cho tài khoản.

Để bật tính năng xác minh 2 bước trên Gmail, bạn hãy truy cập vào địa chỉ https://myaccount.google.com/security, sau đó đăng nhập bằng tài khoản tương ứng. Tiếp theo, người dùng chỉ cần tìm đến mục Xác minh 2 bước và làm theo các bước hướng dẫn cho đến khi hoàn tất.

Bật tính năng xác minh 2 bước để bảo vệ tài khoản Gmail. Ảnh: MINH HOÀNG
Bật tính năng xác minh 2 bước để bảo vệ tài khoản Gmail. Ảnh: MINH HOÀNG

3. Kiểm tra các tùy chọn bảo mật

Để kiểm tra các tùy chọn bảo mật, bạn hãy mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ https://myaccount.google.com/security-checkup, sau đó đăng nhập tài khoản tương ứng khi được yêu cầu. Trong trang mới hiện ra, Google sẽ đề xuất một số cách bảo vệ tài khoản Gmail tốt hơn.

Cách bảo vệ tài khoản Gmail tốt hơn. Ảnh: MINH HOÀNG
Cách bảo vệ tài khoản Gmail tốt hơn. Ảnh: MINH HOÀNG

Ví dụ như bạn có thể kiểm tra danh sách các thiết bị đang đăng nhập tài khoản Gmail, nếu thấy xuất hiện thiết bị lạ, người dùng có thể dễ dàng xóa bỏ để bảo mật tốt hơn. Tương tự, bạn cũng có thể xóa bớt các ứng dụng có liên kết với tài khoản Gmail… chỉ với vài thao tác đơn giản.

Đây được xem là trung tâm bảo mật, cung cấp nhiều công cụ, kiến thức cũng như các cách bảo vệ tài khoản Gmail tốt hơn.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết 3 cách bảo vệ tài khoản Gmail như chuyên gia trên Kỷ Nguyên Sốcho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Đọc thêm