Công ty bảo mật tiết lộ các tính năng mà người dùng ngân hàng quan tâm nhất

AUDIO bài viết

Theo báo cáo của Kaspersky, những người sử dụng thanh toán điện tử ở Đông Nam Á ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu tài chính.

Hơn 67% người dùng các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử ở Đông Nam Á thích triển khai mật khẩu dùng một lần (OTP) qua SMS cho mọi giao dịch. Đa số người được hỏi cũng muốn xem xét việc triển khai xác thực hai yếu tố (2FA) (57%) cũng như các tính năng bảo mật sinh trắc học như nhận dạng khuôn mặt hoặc vân tay (56%).

Điều thú vị là việc triển khai OTP là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng ở hầu hết các nước Đông Nam Á, bao gồm Indonesia (67%), Malaysia (66%), Philippines (75%), Thái Lan (63%) và Việt Nam (74%), ngoại trừ Singapore, nơi xác thực hai yếu tố là mối quan tâm cấp thiết nhất (65%).

ngan-hang-dien-tu-tren-dien-thoai

Người dùng mong muốn ngân hàng triển khai nhiều tính năng bảo mật. Ảnh: TIỂU MINH

Khách hàng thanh toán kỹ thuật số cũng hoan nghênh việc sử dụng máy học trong việc chống lại các cuộc tấn công phi kỹ thuật. Gần một nửa (40%) cho rằng các công ty nên tự động ngăn chặn các cuộc gian lận hoặc lừa đảo dựa trên hành vi chi tiêu và/hoặc lịch sử chuyển khoản. 

Hơn một phần tư (28%) cũng cho biết Tokenization, quá trình bảo vệ dữ liệu nhạy cảm bằng cách thay thế nó bằng một con số mã hoá gọi là mã token cũng có thể tăng cường bảo mật cho các ứng dụng ngân hàng di động và thanh toán điện tử trong khu vực.

“Trong lĩnh vực cạnh tranh, các công ty thanh toán không chỉ được đánh giá dựa trên những đổi mới mà còn về chương trình bảo mật của họ. Từ các phát hiện của mình, chúng tôi nhận thấy khách hàng ngày càng nhận thức được giá trị của công nghệ để bảo vệ tài chính trực tuyến của họ” ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á, cho biết.

Tuy nhiên, việc sử dụng xác thực hai yếu tố có những hạn chế của nó, đặc biệt là xác thực dựa trên SMS.

Cụ thể, tin nhắn SMS mang mật khẩu có thể bị chặn bởi một Trojan nằm bên trong điện thoại thông minh hoặc do lỗi trong giao thức SS7 được sử dụng để truyền tin nhắn, khiến 2FA dựa trên SMS đôi khi không đáng tin cậy.

Trong những trường hợp như vậy, người dùng nên sử dụng các ứng dụng xác thực độc lập, còn SMS chỉ nên sử dụng như phương án cuối cùng để hạn chế lỗ hổng của công ty đối với việc vi phạm dữ liệu.

ung-dung-doc-hai-danh-cap-tai-khoan-ngan-hang

Với tính chất phức tạp của việc bảo mật ứng dụng và tài chính trực tuyến, không ngạc nhiên khi hơn ba phần năm (65%) số người được hỏi cho rằng các ngân hàng và công ty ví điện tử nên cung cấp nhiều tính năng hơn để duy trì bảo mật, chẳng hạn như thay đổi mật khẩu thường xuyên. 60% khác cho rằng các nhà cung cấp nên phổ cập người dùng nhiều hơn về các mối đe dọa trực tuyến.

Về việc chọn nhà cung cấp ví điện tử, vấn đề bảo mật vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với người dùng thanh toán kỹ thuật số ở Đông Nam Á.

Hơn một nửa (58%) cho biết họ sẽ sử dụng ví điện tử có các tính năng bảo mật bổ sung như vân tay và 2FA, trong khi hơn một phần ba (37%) cho biết họ sẽ sử dụng các ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử từ các nhà cung cấp chưa tham gia vào bất kỳ vụ vi phạm dữ liệu hoặc cuộc tấn công an ninh mạng nào trước đây.

Một số người trả lời cũng cho rằng ví điện tử cần phải độc lập, có thể được sử dụng trực tiếp bởi ngân hàng hoặc thông qua bên thứ ba (42%) hoặc một ví khép kín, được liên kết với những người bán cụ thể, nơi người dùng chỉ có thể sử dụng tiền để thực hiện thanh toán cho các giao dịch với người bán cụ thể (35%).

Một số cân nhắc khác trong việc lựa chọn công ty cung cấp ví điện tử bao gồm các ứng dụng nên cung cấp khuyến mại, hoàn tiền, phí chuyển khoản thấp hơn (49%), cung cấp tính năng ẩn danh, người dùng không cần tiết lộ chi tiết thẻ tín dụng cho quá nhiều người bán (35%)...

Đọc thêm